Vitamin C tăng cường tỷ lệ sống của lươn đồng

Bổ sung vitamin C góp phần kích thích tăng trưởng và tăng cường tỷ lệ sống của lươn đồng.

lươn đồng
Vitamin C kích thích tăng trưởng, giảm hao hụt và giảm chi phí trong quá trình nuôi lươn.

Hiện nay công nghệ nuôi lươn không bùn với mật độ cao ngày càng được chú trọng, tuy nhiên với hình thức nuôi này lươn rất dễ bị bệnh, dễ bị stress, tỷ lệ hao hụt cao. 

Sản lượng lươn giống và lươn thương phẩm hiện nay vẫn chưa đủ cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, giá con giống còn cao, đặc biệt quá trình vận chuyển xa thường làm hao hụt lươn, lươn bị yếu. Lươn giống chủ yếu vẫn khai thác ngoài tự nhiên và mang nhiều rủi ro cho các hộ nuôi, chính vì vậy việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi đối tượng này là một vấn đề rất cần thiết để nâng cao chất lượng giống, tỷ lệ sống và cải thiện khả năng tăng trưởng của lươn đồng. 

Vitamin C là một yếu tố vi lượng cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho sinh trưởng, phát triển và chức năng sinh lý của động vật thủy sản. Vitamin C là chất chống oxy hóa tự nhiên, chống stress, đồng thời là vi dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng bình thường và các chức năng sinh lý của hầu hết các loài động vật thủy sản. 

Thiếu vitamin C trong thức ăn sẽ dẫn tới bệnh lý như vẹo cột sống, giảm sức đề kháng, khó lành vết thương, giảm tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống, giảm khả năng sinh sản ở các đối tượng nuôi, đặc biệt đối với giai đoạn đầu của vật nuôi. Chính vì những lý do đó mà ở giai đoạn ấu trùng và giai đoạn giống cần bổ sung đầy đủ hàm lượng vitamin C cần thiết để tăng cường sức đề kháng và tốc độ tăng trưởng cho vật nuôI.

Thí nghiệm được tiến hành với 4 nghiệm thức bao gồm: 80mg/kg; 100mg/kg; 120mg/ kg và 140mg/kg thức ăn và nghiệm thức đối chứng (0mg/kg). Thí nghiệm được tiến hành trong 8 tuần. Lươn được cho ăn 3 lần/ngày 6h, 12h và 17h với khẩu phần 7-10% khối lượng thân

Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng vitamin C bổ sung vào thức ăn có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ sinh trưởng của lươn. Các thông số tăng trưởng của lươn đồng cho ăn khẩu phần có bổ sung vitamin C ở hai nghiệm thức vitamin C có hàm lượng 120 và 140mg/kg thức ăn cao hơn đáng kể so với nhóm ăn thức ăn đối chứng.

Trong đó, lươn đạt khối lượng trung bình cao ở nghiệm thức 140mg vitamin C/kg thức ăn với khối lượng trung bình là 0,505g/cá thể, tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng là 6,418% và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối 0,011g/ngày. Tiếp đến là nghiệm thức bổ sung 120mg vitamin C/kg thức ăn với các thông số W2, SGR và DWG lần lượt là 0,499g/cá thể; 6,418%/ngày và 0,01g/ngày.

Tương tự như kết quả tăng trưởng về khối lượng, tốc độ tăng trưởng theo chiều dài của lươn cũng chịu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin C được bổ sung vào thức ăn.

Chiều dài trung bình khi kết thúc thí nghiệm của lươn dao động từ 9,4 đến 9,8 cm và đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 140mg vitamin C/ kg thức ăn. 

Tương tự với tốc độ tăng trưởng đặc trưng DLG và tốc độ tăng trưởng tương đối SGR cũng đạt giá trị cao nhất ở 140mg vitamin C/ kg với các thông số lần lượt là 0,157g/ngày và 2,832 %/ngày. 

Trong suốt thời gian thử nghiệm không thấy lươn có các dấu hiệu cong vẹo cột sống ở cả các nghiệm thức bổ sung và không bổ sung vitamin C

Đối với hệ số phân đàn theo khối lượng thì ở mức bổ sung 120mg/kg cho tỷ lệ phân đàn thấp nhất. Càng về cuối thí nghiệm, tỷ lệ phân đàn càng rõ rệt, việc phân đàn lớn dẫn đến tỷ lệ hao hụt lươn lớn.

Hệ số FCR cũng có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm thức, ở mức độ 120 và 140mg vitamin C/kg thức ăn FCR đạt giá trị thấp (FCR=1), trong khi các nghiệm thức còn lại hệ số FCR ở mức cao hơn, đặc biệt ở nghiệm thức đối chứng (1,4).

Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ sống của lươn đồng được cải thiện đáng kể ở các nghiệm thức bổ sung vitamin C, tỷ lệ sống cao từ 88,3 đến 98,1%, cao hơn so với nghiệm thức đối chứng 85,3%.

Từ nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin C với liều lượng 140mg/kg sẻ kích thích tăng trưởng, giảm hao hụt và giảm chi phí trong quá trình nuôi lươn.

Báo cáo nguồn: Phạm Thị Anh, Nguyễn Thị Sang, Lê Hoài Nam (2021). Ảnh hưởng của vitamin C trong thức ăn đến tăng trưởng, khả năng phân đàn và tỷ lệ sống của lươn đồng (Monopterus albus Zuiew, 1793) giai đoạn 15 đến 60 ngày tuổi. Tạp chí Khoa học – Công nghệ thủy sản Trường Đại học Nha Trang, số 1/2021.

Đăng ngày 09/06/2021
NH
Kỹ thuật

Triển vọng nghề nuôi ốc hương thương phẩm trong ao

Hiện nay, vùng ven biển của các tỉnh trong nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá,…

Ốc hương
• 13:54 18/09/2023

Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong một hệ sinh thái hở nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn.

Tôm hùm bông
• 15:21 15/09/2023

Một số lưu ý trong nuôi thương phẩm cá chua tại Bình Định

Tại Bình Định, cá chua được nuôi nhiều ở các khu vực quanh đầm Đề Gi của 2 huyện Phù Mỹ và Phù Cát.

Cá chua
• 11:16 08/09/2023

Nuôi cá chình trong ao đất mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tại Bình Định, cá chình chủ yếu phân bố trên đầm Trà Ổ, hầu hết nguồn con giống cung cấp cho nuôi thương phẩm trong và ngoài tỉnh đều được khai thác tự nhiên trên đầm này.

Cá chình
• 10:58 07/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 03:35 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 03:35 26/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 03:35 26/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 03:35 26/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 03:35 26/09/2023