Giờ đây các nhà nghiên cứu có thể hình dung rõ ràng hơn sự biến đổi khí hậu đã toàn cầu đã diễn ra như thế nào.
Từ lâu, các nhà khoa học đã biết về sự tồn tại của những lớp nước đặc biệt dưới đáy Nam Cực. Những lớp nước đáy này có ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy của nước trong các đại dương. Ba "địa điểm trú ngụ" của các lớp nước này đã được các nhà khoa học tìm ra, nhưng họ mới chỉ dự đoán được sự tồn tại của lớp nước thứ tư vì băng giá đã làm cho họ phải “bó tay”, không thể tiền hành bất cứ sự tìm kiếm khoa học nào.
"Loại nước đặc biệt dưới đáy đại dương ở Nam Cực là một trong những ‘động cơ’ điều khiển dòng chảy của nước tại Thái Bình Dương. Và chúng tôi đã tìm ra cái piston của động cơ ấy” – ông Guy Williams, một trong những người chủ trì nghiên cứu cho biết.
Cách ví von bóng bảy của ông Guy Williams ám chỉ đến những con voi biển giúp các nhà khoa học tìm kiếm “vùng trú ẩn” thư tư mà băng giá ngăn cản họ tiếp cận. Voi biển chính là những “trợ lý” tuyệt vời.
Các nhà khoa học đã bắt 20 con voi biển lên cạn, cấy vào đầu chúng những chiếc cảm biến, nặng từ 100 đến 200 gam có gắn linh kiện nhỏ xíu chuyển thông tin đến các vệ tinh. Thông qua những vệ tinh địa tĩnh, họ thu được dữ liệu về địa điểm di chuyển của voi biển khi chúng nổi lên mặt nước.
Тrong quá trình đi chuyển, các cảm biến mang theo đã ghi lại những số liệu về tính chất của nước dáy ở từng địa điểm trong cuộc hành trình củacác con voi biển. Đó là cuộc hành trình mà trước đây các nhà khoa học không tìm ra cách nào thực hiện.