Vụ cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và chết: Thiệt hại ban đầu khoảng 3,5 tỷ đồng

Chiều 29-8, ông Huỳnh Văn Thêm, Phó trưởng Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT) cho biết, sau khi nhận được thông tin cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) xảy ra hiện tượng chết bất thường với số lượng lớn, Chi cục Thú y phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã khảo sát tình hình, lấy mẫu xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

cá chết
Cá chết nổi trên mặt nước tại khu nuôi cá lồng bè của ông Trịnh Văn Năm (tiểu khu 8) vào ngày 26-8.

Theo thống kê sơ bộ của của cán bộ chuyên môn, tính đến ngày 26-8, có 8 hộ nuôi cá lồng bè tại tiểu khu 4 và 8 xảy ra sự cố cá chết hàng loạt với số lượng ước tính khoảng 35 ngàn con cá chim (cỡ 350-400g/con) và khoảng 5 ngàn con cá bớp (cỡ 300g đến 7kg/con). Trong đó, hộ ông Huỳnh Văn Sa (tiểu khu 8) bị thiệt hại nặng nhất với toàn bộ 17 ngàn con cá chim trắng loại nhỏ (khoảng 0,3-0,4kg/con) bị chết. Kế đến là hộ ông Nguyễn Văn Đại (tiểu khu 8) với 10 ngàn  cá chim trọng lượng trung bình 0,3kg/con bị chết. Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 3,5 tỷ đồng.

Theo nhận định ban đầu của các cơ quan chức năng, theo chu kỳ từ tháng 8 đến tháng 9 hàng năm, khu vực BR-VT có mưa nhiều. Nguồn nước mưa từ trên bờ đổ xuống làm độ mặn của nước sông giảm đột ngột, gây sốc, khiến cá bỏ ăn. Cùng với đó, các nguồn ô nhiễm khác do nước mưa cuốn theo từ trên bờ xuống, làm nguồn nước bị thiếu ôxy cục bộ. Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến cá tuột nhớt và chết nhanh.

Trong thời gian các cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi, giám sát, để giảm thiểu thiệt hại, từng bước khắc phục và ổn định sản xuất, Chi cục Thú y đề nghị các hộ nuôi cá lồng bè cần tăng cường sục khí để tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong nước cho cá, nhất là thời điểm con nước đứng. Đặc biệt chú ý lúc nửa đêm trở về sáng vì thời điểm này hàm lượng ôxy trong nước giảm thấp nhất trong ngày. Các hộ nuôi phải vệ sinh sạch sẽ lưới của các lồng để tăng cường sự trao đổi nước, giúp lồng thông thoáng hơn. Thu gom xác cá chết và xử lý theo đúng quy định, không vứt xác cá chết trôi nổi trên sông, tránh gây ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác.

Trước mắt, Chi cục Thú y kiến nghị Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở TN-MT kiểm tra, giám sát nguồn nước tại khu vực trên; UBND TP.Vũng Tàu, UBND xã Long Sơn tiếp tục hướng dẫn người dân các biện pháp khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất. Các hộ nuôi trồng thủy sản khi phát hiện nguồn nước ô nhiễm, cá chết thì nhanh chóng báo chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn để tìm ra nguyên nhân, thực hiện các giải pháp tránh thiệt hại nặng nề cho người nuôi.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu điện tử, 30/08/2016
Đăng ngày 04/09/2016
Tin, ảnh: PHƯƠNG NAM
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 20:31 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 20:31 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:31 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 20:31 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 20:31 08/11/2024
Some text some message..