Vụ muối 2019 Bình Định: Lại được mùa, mất giá

Vào thời điểm này, về các cánh đồng muối ở các xã Phước Thuận (Tuy Phước), Cát Minh, Cát Khánh (Phù Cát), Mỹ Thành, Mỹ Cát, Mỹ Chánh (Phù Mỹ)… vẫn thấy nhiều đống muối lớn giữa đồng vì chưa tiêu thụ được.

Vụ muối 2019 Bình Định: Lại được mùa, mất giá
Sản xuất muối bằng phương pháp trải bạt trên đồng muối Diêm Vân, xã Phước Thuận (Tuy Phước).

Gia đình ông Lê Kim Đông ở thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh (Phù Cát) năm nay sản xuất trên diện tích 4.000 m2 ruộng muối bằng phương pháp trải bạt (muối sạch). Tính cả vụ, gia đình ông Đông đã thu hoạch được 100 tấn muối, tăng gần 40 tấn so với vụ năm ngoái. “Đây là mức sản lượng thu hoạch cao nhất của gia đình tôi trong mấy năm nay, nhưng ngặt nỗi muối trúng mùa thì lại mất giá. Năm ngoái giá muối trải bạt có thời điểm tăng lên mức 1.600 - 1.800 đồng/kg, còn năm nay chỉ bán được có 900 - 1.100 đồng/kg, thậm chí có thời điểm không có người mua, diêm dân phải tự đưa đi tiêu thụ nhỏ lẻ”, ông Đông than thở.

Còn tại xã Cát Khánh, vụ muối năm nay, diêm dân trên địa bàn sản xuất tất cả 8 ha ruộng muối, sản lượng đạt 800 tấn nhưng cũng bị ứ đọng phần lớn. Ông Trần Văn Thý, cán bộ UBND xã Cát Khánh, cho hay: Thời điểm cuối vụ sản xuất, giá muối đất (sản xuất theo phương pháp truyền thống) tại ruộng chỉ ở mức 700 đồng/kg, thấp hơn năm ngoái đến 400 đồng/kg, khiến đời sống của hầu hết diêm dân gặp khó khăn...

Diêm dân ở thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận (Tuy Phước) cũng lâm cảnh tương tự. Toàn thôn sản xuất 3,6 ha ruộng muối, sản lượng đạt trên 525 tấn, nhưng diêm dân lại thu nhập chẳng bao nhiêu bởi giá muối chỉ bằng hơn phân nửa của năm ngoái...

Theo số liệu của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT), vụ muối năm nay diêm dân trong tỉnh sản xuất được 173 ha muối, trong đó có 125 ha muối đất, 34,7 ha muối trải bạt, 13,5 ha sản xuất công nghiệp. Kết thúc vụ, diêm dân thu hoạch được hơn 25.000 tấn muối, tăng gần 17% so với sản lượng muối năm 2018. Tuy nhiên, do giá muối thấp, đầu ra khó khăn nên diêm dân chỉ mới tiêu thụ được hơn 18.780 tấn, còn tồn đọng trên 6.270 tấn.

Ông Hồ Phước Hoàn, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, cho biết: Muối năm nay tiêu thụ khó do hầu hết các tỉnh trong khu vực miền Trung đều trúng mùa muối, sản lượng tăng rất cao. Trong khi đó, các nhà máy chế biến muối không thu mua hết lượng muối của diêm dân sản xuất. Việc ký kết bao tiêu sản phẩm chưa được các nhà máy chế biến quan tâm nên đã xảy ra tình trạng “cung vượt cầu”, khiến giá muối rơi tự do...

Báo Bình Định
Đăng ngày 17/09/2019
N. Hân
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 02:05 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 02:05 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 02:05 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:05 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 02:05 26/11/2024
Some text some message..