Vui buồn chuyện con tôm

Ông Nguyễn Viết Thông, Phó Chủ tịch UBND phường Quảng Thuận (thị xã Ba Đồn) cho biết, năm 2018, toàn phường có diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt khoảng 89 ha; trong đó, nuôi tôm chiếm hơn 60 ha. Nghề nuôi tôm nước lợ đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, tuy nhiên vì phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nên nghề này được ví như “canh bạc, may ăn, rủi thua”.

Vui buồn chuyện con tôm
Nghề nuôi tôm mang lại thu nhập cao nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo gợi ý của ông Nguyễn Viết Thông, chúng tôi tìm đến các ruộng tôm của phường Quảng Thuận. Những ngày đầu tháng 5, tôm đã được 15-30 ngày tuổi. Tại đây, chúng tôi được tận mắt chứng kiến các công đoạn chăm sóc tôm của bà con. Mỗi ngày, người nuôi tôm phải thường xuyên cho tôm ăn theo đúng lịch thời gian, xử lý nước trong hồ, kiểm tra tình hình dịch bệnh của tôm…

Nghề nuôi tôm tuy vất vả nhưng nếu “thuận buồm, xuôi gió”, tôm phát triển tốt sẽ mang lại thu nhập khá cao cho người sản xuất. Ông Nguyễn Tiến Thành, tổ dân phố Thọ Đơn, phường Quảng Thọ, tham gia nuôi tôm tại khu nuôi tôm công nghiệp phường Quảng Thuận đã gần 5 năm nay, ông cho biết: “Tôi tham gia nuôi tôm thẻ trên diện tích 5.000 m2, năm nào thời tiết thuận lợi, được giá, tôm đạt năng suất khoảng 3-4 tấn/vụ, lãi tầm 150 triệu đồng, có thêm thu nhập đỡ đần cho cuộc sống gia đình”.

Cũng như ông Thành, nhiều hộ dân ở phường Quảng Thuận nhờ nuôi tôm mà thoát được nghèo, có điều kiện đầu tư cho con cái học hành tốt hơn. Điền hình như gia đình ông Ma Văn Hương, tổ dân phố Nam, phường Quảng Thuận, với diện tích 20.000 m2 nuôi tôm, gia đình ông đã xây được nhà cửa khang trang, có nguồn thu nhập cao hơn so với trước đây.

Tuy nhiên, việc nuôi tôm nước lợ thời gian qua còn bộc lộ nhiều khó khăn. Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt đã ảnh hưởng đến quá trình tổ chức sản xuất, tính thời vụ trong sản xuất giống và nuôi tôm. Việc quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật các vùng ao nuôi tôm chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, một số người dân lại nóng vội bắt tay vào nuôi tôm khi trình độ hiểu biết về kỹ thuật còn hạn chế…

Trò chuyện với chúng tôi, ông Trần Văn Diễn, Tổ trưởng Tổ hợp tác khu nuôi tôm công nghiệp phường Quảng Thuận cho biết, khu nuôi tôm này có từ năm 2002, hiện nay có khoảng 36 hộ tham gia nuôi trồng. Giống tôm được nuôi chủ yếu là tôm thẻ, với 2 vụ/năm, mỗi vụ kéo dài từ 3-4 tháng, trong đó vụ chính là từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch.

Trong hai năm trở lại đây, việc nuôi tôm của bà con gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, thời tiết mưa bão liên tục, các hộ nuôi tôm cơ bản bị thiệt hại 50% tổng chi phí đầu tư cho mỗi vụ mùa. Thậm chí có nhiều người mất trắng, ví dụ như gia đình anh Lân, nuôi tôm từ năm 2014-2016, nhưng năm nào cũng bị thua lỗ. Thất bại quá lớn, nên anh Lân đã từ bỏ việc nuôi tôm, vào miền Nam kiếm việc làm.

Ông Nguyễn Tiến Thành cho hay: “Chi phí nuôi tôm khá lớn, phải đầu tư  khoảng 500 triệu đồng/ha. Do đó, mỗi vụ tôm, các hộ sản xuất như chúng tôi cơ bản phải thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng để vay vốn.

Nhiều  vụ mùa, tôm bị dịch bệnh nặng, mưa lụt nặng nề… mọi người lại thấp thỏm lo lắng, vì nếu thất bát thì có ngày cũng mất sổ đỏ, mất nhà”.

Vất vả, bấp bênh, rủi ro lớn nhưng những hộ nuôi tôm vẫn bám lấy nghề,  bởi đây là “miếng cơm, manh áo cho gia đình”, “ruộng tôm là đầu cơ nghiệp của gia đình tôi, giờ nếu bỏ đi thì rất khó để tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn”, ông Thành chia sẻ thêm.

Nguyện vọng lớn nhất hiện nay của các hộ nuôi tôm ở phường Quảng Thuận là được các cấp chính quyền quan tâm, cấp sổ đỏ, sổ hồng cho các ruộng tôm mà họ đang trực tiếp tham gia sản xuất. Việc làm này sẽ giúp các hộ nuôi tôm có thêm điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn ngân hàng để tái đầu tư sản xuất, nuôi tôm.

Để tạo điều kiện, hỗ trợ cho người dân nuôi tôm thực hiện nguyện vọng đó, thiết nghĩ chính quyền UBND phường Quảng Thuận nên có hướng dẫn giúp cho bà con trong việc làm các văn bản kiến nghị, thủ tục cần thiết trình lên các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ông Nguyễn Văn Khánh, Trưởng phòng Kinh tế, UBND thị xã Ba Đồn cho biết, năm 2018, diện tích tôm nuôi toàn thị xã đạt khoảng 205 ha, chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú; tập trung ở các xã, phường, như: Quảng Phúc, Quảng Thuận, Quảng Hải, Quảng Tiên…

Báo Quảng Bình
Đăng ngày 13/05/2018
Lê Mai
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 09:49 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 09:49 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 09:49 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:49 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:49 16/11/2024
Some text some message..