Vùng nuôi tôm Ngư Thủy Trung đứng trước nguy cơ nợ nần

Trước đây khu này tấp nập nhưng từ đầu năm tôm chết hàng loạt khiến người dân hoang mang.

hồ tôm
Hồ tôm đầu tư hàng tỷ đồng bỏ không

Ông Ngô Minh Phiện, chủ hồ tôm than thở: "Cũng không rõ lý do vì nước biển bị ô nhiễm hay không mà từ đầu năm đến nay, tôm nuôi chậm lớn và cứ chết dần. Người nuôi thua lỗ triền miên nên họ bỏ hồ nhiều. Còn lại vài chục hộ thì cứ cầm canh nuôi với hy vọng trúng được vụ để trả nợ. Trúng mô không thấy chỉ thấy trật nối trật".

Cuối năm 2015, trời lạnh làm tôm chết hàng loạt đã khiến người nuôi lao đao. Bước vào đầu năm nay, tôm nuôi cũng chẳng chịu lớn mặc dù chế độ thức ăn, sục khí, thay nước vẫn giữ như trước.

"Nếu như trước đây, tôm nuôi với thời gian khoảng hai tháng rưỡi đã được mức 150-200 con/kg thì vào vụ đầu năm 2015, tôm thả gần ba tháng mà vẫn chỉ ở mức 250 con/kg", ông Phiện cho biết.

Vụ nuôi tôm này, ông Phiện làm liều bằng cách nuôi tôm bằng nước ngọt. Ông khoan giếng trên bờ cát và lấy nước ngọt từ đó cho vào hồ tôm. Với diện tích 2,5 ha (8 hồ), ông phải chi phí tăng thêm vì phải tăng lượng khoáng cho tôm. Mỗi lần tăng khoáng ông tốn vài trăm triệu đồng.

Ông Phiện cho biết: "Khi tôm được khoảng ba tháng thì sẽ cho nước biển vào. Trong trường hợp tôm có hiện tượng bất thường thì cho bán luôn. Chỉ hy vọng vớt vát được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu thôi chứ không lẽ đã bỏ chi phí hơn chục tỷ đồng rồi mà bỏ hồ thì chết".

Hiện các hộ nuôi tôm đang đứng trước nguy cơ nợ nần. Họ cũng hy vọng vay vốn để cứu lại vụ mới nhưng hiện nay các chính sách cho vay dường như không ưu đãi với người nuôi tôm.

Ông Phiện cho biết, bình thường các dự án nuôi bò, nuôi lợn thì ngân hàng cho vay tiền tỷ nhưng với nghề nuôi tôm ngân hàng chỉ cho vay khoảng 200 đến 300 triệu đồng. Một số tiền quá nhỏ so với nguồn vốn bỏ ra và chi phí nuôi tôm.

Vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung của xã Ngư Thủy Trung (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) rộng trên 14 ha. 

Gia đình ông Trương Quốc Tuấn, ở xã Ngư Thủy Trung, đã đầu tư gần 2 tỷ đồng để nuôi tôm trên 5 hồ với diện tích hơn 1,5 ha nhưng từ đầu năm đến nay tôm chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân khiến gia đình ông lâm vào cảnh nợ nần.

Ông Tuấn cho biết trước đây tôm chết thì còn biết nguyên nhân để có hướng xử lý nhưng thời gian này thì tôm chết không rõ vì sao. Khi cấp nước vào hồ thì tôm chết rất nhiều, tôm không chết đột ngột mà chết dần dần.

"Tôm chết với ba cách biểu hiện, như nổi bơi lờ đờ rồi chết; hoặc cứ nhảy dựng lên trên mặt nước rồi chết và chết dần ở tầng đáy. Chính vì vậy, mỗi hồ tôm đầu tư 1 tỷ nhưng khi bán ra thì khoảng được 300 đến 400 triệu đồng thôi", ông Tuấn xót xa.


Tôm chậm lớn và chết mòn

Cũng theo ông Tuấn, chi phí như hiện nay, một hồ tôm khoảng 3.200 m2, một vụ (khoảng 4 tháng) người nuôi tôm bỏ ra khoảng 1 tỷ đồng gồm tiền giống 100 triệu đồng, tiền thức ăn 600 triệu đồng, tiền điện 150 triệu đồng, còn lại tiền thuốc, vôi, canxi… khoảng 150 triệu đồng. Với số vốn đầu tư lớn nhưng do tôm bị chết nên người dân phải chịu lỗ hơn 500 triệu đồng. Với chi phí đó, hiện nay gia đình ông Tuấn đang nợ ngân hàng và tiền vay mượn hơn 2,7 tỷ đồng.

Một người nuôi tôm khác là ông Trần Quang Thương chỉ ước mong: “Nhìn tôm chết hàng loạt mà xót xa. Bây giờ nợ nần quá nhiều đến nhà cũng không muốn về. Chỉ mong sao tìm được nguyên nhân tôm chết để có biện pháp xử lý nuôi vụ sau”.

Tối qua, trao đổi với PV NNVN, ông Mai Văn Minh, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình, cho biết, hiện Sở đang chỉ đạo các phòng chuyên môn kiểm tra tìm nguyên nhân tôm chết để có hướng xử lý.

Xã Ngư Thủy Trung có khoảng 45 hộ nuôi tôm trên cát ở khu nuôi tập trung. Trước hiện tượng tôm chậm lớn, chết mòn và người nuôi thua lỗ nên nhiều hộ nuôi tôm phải tìm cách bán hết tôm với giá rẻ chỉ còn 30-40 ngàn đồng/kg, mặc dù cùng thời điểm trước đó tôm cùng loại có giá khoảng 80 đến 100 ngàn đồng/kg. Ngoài ra cũng có hàng chục hộ nuôi bỏ hồ vì nợ nần và cũng không còn vốn để đầu tư nữa.

Nông Nghiệp Việt Nam, 18/08/2016
Đăng ngày 18/08/2016
Nguyễn Tâm
Dịch bệnh

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 22:24 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:24 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 22:24 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 22:24 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 22:24 05/11/2024
Some text some message..