Vũng Tàu: Tìm giải pháp cung cấp nước mặn cho vùng nuôi tôm

Theo phản ánh của người dân, hiện nay tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc - vùng nuôi tôm lớn nhất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), nông dân đang lâm vào cảnh dở khóc, dở mếu vì tình trạng thiếu nước mặn trầm trọng.

Vũng Tàu: Tìm giải pháp cung cấp nước mặn cho vùng nuôi tôm
Ao nuôi tôm của gia đình ông Lê Kim Thanh, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT.

Theo người dân, tình trạng thiếu nước mặn thường xuyên xảy ra trong nhiều năm trở lại đây khiến nhiều hộ nuôi tôm phải treo ao hoặc nuôi theo hình thức quảng canh, tôm lớn rất chậm, tỷ lệ hao hụt cao…

Trao đổi với PV Báo CAND, ông Lê Kim Thanh, cư trú tại ấp Ông Tô, xã Phước Thuận cho biết, gia đình ông đang thả nuôi 1,5ha tôm sú. Hiện tại ông đang rất lo lắng vì 2 ao nuôi tôm được 45 ngày tuổi của gia đình ông đã có hiện tượng bệnh phân trắng tôm ốp vỏ. Nhất là những ngày gần đây, có ngày độ mặn trong ao của ông đo được xuống bằng 0 phần nghìn. Theo ông Thanh, nguyên nhân của tình trạng trên là do diện tích các ao nuôi tôm của ông nằm ở hạ nguồn của khúc kênh dẫn nước, lấy nước mặn sau các hộ khác nên rất khó khăn.

Cũng ngay trong khu vực đó, ông Mai Văn Ngọc cho biết, cùng với nhiều hộ dân khác trong khu vực, gia đình ông đã có trên 14 năm làm nghề nuôi tôm tại khu vực ấp Ông Tô. Những năm trở về trước, tình hình khí hậu ổn định, người nuôi tôm vui mừng, phấn khởi vì được mùa, được giá, cuộc sống cũng khấm khá hơn. Nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, thời tiết thất thường, lúc mưa lúc nắng, thêm vào đó là các trận xả lũ đột ngột đã khiến người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Nhất là 3 năm nay, hiện tượng thiếu nước mặn đã xảy ra nhưng năm nay là trầm trọng nhất.

Độ mặn ở khu vực nuôi tôm Phước Thuận khi vào tới ao nuôi chỉ còn 2 - 3 phần nghìn; trong khi đó, độ mặn chuẩn để nuôi được tôm phải đạt 5 - 20 phần nghìn. Được biết, hiện tại gia đình ông Ngọc có 1ha nuôi tôm, với 4 ao nuôi, 2 ao lắng, do thiếu nước mặn nên ông phải treo 1 ao nuôi. Còn lại 3 ao nuôi thì 1 ao nuôi tôm sú, 2 ao nuôi tôm thẻ nhưng phải nuôi trong môi trường nước hầu như không có độ mặn và ông chỉ dám nuôi với mật độ tôm 20 - 30 con/m2.

Không có nước mặn, việc nuôi tôm của gia đình gặp nhiều khó khăn, tôm chậm lớn (nếu bình thường nuôi trong môi trường nước mặn tôm thẻ chỉ khoảng hơn 3 tháng thì cho thu hoạch, nay phải kéo dài đến hơn 5 tháng; đối với tôm sú bình thường nuôi 5 tháng thì nay kéo dài đến 7 tháng), tôm cũng rất dễ bị dịch bệnh do nguồn nước không đảm bảo. Tôm lớn lên trong môi trường nước ngọt cũng bị teo tóp, nhẹ cân do thiếu canxi.

Theo Hội Nông dân xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tại xã có những hộ đã có thâm niên nuôi trồng đến gần 20 năm. Trải qua nhiều khó khăn, lúc thuận lợi lúc khó khăn nhưng người dân trên địa bàn xã vẫn bám trụ với từng ao tôm của mình. Hiện toàn xã có hơn 18 ao nuôi tôm của gia đình ông Lê Kim Thanh, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT.

6ha diện tích nuôi tôm công nghiệp, những năm gần đây tình trạng thiếu nước mặn diễn ra liên tiếp khiến người nông dân trên địa bàn xã gặp khó khăn. Nguyên nhân thiếu nước mặn trầm trọng là do kênh dẫn nước mặn vào ao nuôi tôm cũng là kênh thủy lợi dẫn nước nông nghiệp từ hồ Sông Ray về. Mùa thả giống tôm lại trùng mùa xả nước phục vụ tưới tiêu cho lúa nên khi thủy triều lên nước mặn không vào được các hồ tôm.

Do nguồn nước không đủ, nhiễm bẩn nên rủi ro khi thả nuôi tôm cao hơn, ngư dân không mặn mà như trước. Hiện tổng diện tích thả nuôi giảm mạnh, chỉ còn 70-80ha trên tổng 186ha diện tích mặt nước. Địa phương cũng đã thường xuyên vận động hộ nuôi tổ chức các đợt nạo vét kênh dẫn, thoát nước nhằm bảo đảm nguồn nước sạch.

Thời gian qua, đã có đoàn của Sở NN&PTNT tỉnh BR-VT về khảo sát tình hình thiếu nước mặn ở khu vực này, Phòng NN&PTNT huyện cũng kiến nghị Sở và UBND tỉnh đầu tư xây dựng dự án kênh dẫn nước mặn riêng từ biển vào vùng nuôi tôm Phước Thuận. Tuy nhiên, hiện dự án vẫn chỉ ở mức trình UBND tỉnh và chưa được triển khai.

Báo CAND
Đăng ngày 20/09/2017
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 22:04 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 22:04 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 22:04 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:04 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 22:04 25/11/2024
Some text some message..