Xác định chi vi khuẩn có thể gây ra EHP-WFS trên tôm

Một nhóm các nhà khoa học đã xác định được hai chi vi khuẩn cùng với Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) có thể gây ra hội chứng phân trắng (WFS) trên tôm thẻ chân trắng.

tôm thẻ chân trắng
Bệnh phân trắng trên tôm thẻ là loại bệnh khá phổ biến. Ảnh minh họa.

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)

EHP lần đầu tiên được phát hiện trên tôm sú (Penaeus monodon) ở Thái Lan. Loại ký sinh trùng này chủ yếu lây nhiễm vào gan tụy và đường tiêu hóa của tôm. Mặc dù Enterocytozoon hepatopenaei không gây biến đổi bệnh lý nhanh cũng không gây chết cho tôm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của tôm nuôi và thiệt hại kinh tế nặng nề. Tuy nhiên người nuôi tôm rất khó phân biệt sớm khi tôm mắc bệnh này.

Trong nuôi tôm, khi nhiễm EHP nặng có thể phát hiện trực tiếp dưới kính hiển vi, còn khi nhiễm EHP nhẹ có thể phát hiện bằng qPCR. EHP có thể lây lan theo chiều ngang trong ao nuôi tôm do ăn thịt đồng loại và sống cùng 1 ao.

Hội chứng phân trắng (WFS)

Hội chứng phân trắng (WFS) dùng để đề cập đến sự hiện diện của các sợi phân trắng trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) ở các nước Đông Nam Á.

Hội chứng phân trắng trong ao nuôi tôm được đặc trưng bởi sự xuất hiện của tôm có ruột màu trắng bất thường kết hợp với các sợi phân màu trắng nổi trên bề mặt ao.

bệnh phân trắng trên tôm
Nhiễm bào tử trùng có thể gây ra hiện tượng ruột trắng, vỏ lỏng lẻo, cơ thịt đục ...và trong trường hợp nghiêm trọng là phân trắng với sự xuất hiện của sợi phân trắng nổi trên mặt ao. Ảnh onlinelibrary

Hội chứng phân trắng WFS không phải lúc nào cũng phát triển ở tôm bị nhiễm EHP nặng trong các thử thách có kiểm soát trong phòng thí nghiệm. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng EHP không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra hội chứng phân trắng và sự xuất hiện của nó chủ yếu phụ thuộc vào một quần thể vi sinh vật tiềm ẩn gây bệnh.

EHP-WFS là một loại hội chứng phân trắng trùng phát vi bào tử trùng được đặc trưng bởi số lượng lớn các bào tử Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) cùng với một nhóm vi khuẩn không xác định trong gan tụy, ruột giữa và phân tôm.

Trong các ao có sự trùng phát dịch EHP-WFS, một số tôm có dấu hiệu ruột trắng (WG) trong khi những con khác trong cùng ao có đường ruột hoàn toàn bình thường (NG). Các nhà nghiên cứu tin rằng việc so sánh hệ vi sinh vật của tôm WG và tôm NG từ cùng một ao bị trùng phát vi bào tử trùng EHP và hội chứng phân trắng WFS (EHP –WFS) có thể cho thấy sự kết hợp đáng kể của các vi sinh vật gây bệnh.

Để kiểm tra giả thuyết này, Anuphap Prachumwat và cộng sự 2021 đã chọn một ao nuôi tôm thẻ chân trắng có biểu hiện bùng phát EHP-WFS nghiêm trọng và sử dụng sự kết hợp giữa phân tích mô bệnh học và phân tích 16S rRNA của cộng đồng vi khuẩn tôm có dấu hiệu ruột trắng WG và không NG. 

Bằng mô học, các tế bào và bào tử của vi bào tử trùng (EHP) đã được xác nhận có trong gan tụy và ruột giữa của tôm WG và NG, nhưng mức độ nghiêm trọng bệnh lý và số lượng bào tử cao hơn ở tôm có dấu hiệu ruột trắng WG. Ngoài ra, hệ vi sinh vật đường ruột ở tôm WG ít đa dạng hơn và có lượng vi khuẩn của các chi Vibrio spp và Propionigenium sp phong phú hơn. Lượng propionigenium trong gan tụy của có dấu hiệu ruột trắng WG cao hơn đáng kể. 

Hai chi vi khuẩn Vibrio spp, Propionigenium spp cùng với vi bào tử trùng EHP chiếm ưu thế trong hệ vi sinh vật của gan tụy tôm EHP-WFS. Tôm trong ao có sự trùng phát bệnh EHP-WFS cũng cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột giảm.

Kết quả trên cho thấy sự đồng xuất hiện của EHP và các cộng đồng vi khuẩn tiềm ẩn có vai trò như một quần xã vi sinh vật gây ra biểu hiện lâm sàng của hội chứng đốm WFS ở tôm thẻ. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng hai chi vi khuẩn này nên được kiểm tra kết hợp với EHP, như một quần thể bệnh sinh vật tiềm năng gây ra EHP-WFS ở tôm thẻ chân trắng.

Nguồn: Anuphap Prachumwat et al (2021). A potential prokaryotic and microsporidian pathobiome that may cause shrimp white feces syndrome (WFS), biorXiv, 26/05/2021.
Đăng ngày 19/11/2021
Lệ Thủy
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Lỏng ruột trên tôm và những điều cần lưu ý

Trong nuôi trồng thủy sản, hiện tượng tôm bị lỏng ruột là một rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, đặc trưng bởi tình trạng thành ruột mềm, dễ đứt gãy, phân tôm không kết dính. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhiễm khuẩn (Vibrio spp.), độc tố thức ăn hoặc stress môi trường, dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Bệnh không chỉ tác động đến tốc độ tăng trưởng mà còn làm tăng tỷ lệ hao hụt, ảnh hưởng năng suất vụ nuôi.

Hình minh họa tôm thẻ
• 12:17 19/05/2025

Dịch bệnh TPD bùng phát trên tôm

Trong thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm tại các vùng nuôi trọng điểm đang diễn biến phức tạp, lan rộng nhiều khu vực với tỷ lệ thiệt hại ngày càng gia tăng. Đáng chú ý nhất là sự bùng phát mạnh của bệnh TPD (bệnh gan tụy cấp tính trên tôm), gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 07/05/2025

Peptide kháng khuẩn ứng dụng trong phòng bệnh tôm

Trong nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991 nhiều loại kháng sinh được bà con sử dụng có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tôm, bằng việc hòa vào nước tạt trực tiếp xuống ao nuôi khi tôm bị bệnh hay trộn vào thức ăn cho ăn trực tiếp để phòng bệnh. Đến năm 2024 hầu hết các chủng vi khuẩn có khả năng kháng đa số các loại kháng sinh.

Kháng khuẩn tôm
• 10:29 05/05/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 10:36 24/04/2025

Cách diệt tảo lam phòng chống bệnh gan ruột cho tôm

Tảo lam, hay còn gọi là vi khuẩn lam, là một trong những mối nguy tiềm tàng nhưng thường bị đánh giá thấp trong quá trình nuôi tôm. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm công nghiệp, tôi nhận thấy rằng việc kiểm soát tảo lam không chỉ đơn thuần là giữ môi trường nước trong lành, mà còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe gan và đường ruột của tôm – hai cơ quan trọng yếu nhất ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả vụ nuôi.

Tảo lam
• 13:48 24/06/2025

Cá chuột: Người dọn dẹp chuyên nghiệp cho bể cá nhà bạn

Cá chuột là một trong những loài cá cảnh nước ngọt phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay, không chỉ vì vẻ ngoài hiền lành, dễ thương mà còn bởi thói quen dọn dẹp đáy hồ vô cùng “siêng năng”.

Cá chuột
• 13:48 24/06/2025

Mỹ áp 0% thuế chống phá giá cho 7 doanh nghiệp cá tra Việt Nam

Ngày 18/6/2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức thông báo mức thuế chống bán phá giá (CBPG) từ kỳ rà soát hành chính thứ 20 (POR20) đối với phile cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Cá tra
• 13:48 24/06/2025

Nắm trọn bí kíp sang tôm không hao hụt, tăng hiệu quả vụ nuôi

Sang, chuyển tôm ra ao nuôi hoặc giai đoạn nuôi khác là kỹ thuật quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, hoạt động sinh lý, tỷ lệ sống, sự phát triển của tôm. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi, bởi dễ quản lý, giúp người nuôi giảm chi phí giai đoạn đầu, tiết kiệm thời gian nuôi, hạn chế ô nhiễm và giảm thiểu dịch bệnh.

Sang tôm
• 13:48 24/06/2025

Mưa kéo dài: Nguy cơ âm thầm gây suy kiệt và hao hụt tôm

Mưa kéo dài, một trong những “kẻ thù thầm lặng” gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm, khiến chúng yếu dần, dễ nhiễm bệnh và chết lai rai nếu người nuôi không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách.

Xác tôm
• 13:48 24/06/2025
Some text some message..