Xác định loài cá tấn công nữ du khách tại Khánh Hòa

Chiều 17/4, thông tin từ Viện Hải dương học Nha Trang cho biết, các chuyên gia đã xác định được loài cá lạ đã tấn công nữ du khách Kalinia Oxana (44 tuổi, quốc tịch Nga) là cá nhói (còn gọi là cá nhái), tên khoa học là Belonidae.

Bệnh nhân Kalinia Oxana
Bệnh nhân Kalinia Oxana vẫn đang điều trị tại bệnh viện

Trước đó, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa có gửi mẫu vật là 22 mảnh xương có răng nhỏ, tổng chiều dài 3,9cm, trên các xương có răng dài nhất là 3,5mm, xương ngắn nhất là 0,475mm, răng có màu xanh nhạt và đề nghị Viện xác định đây có phải là xương cá không và thuộc loài gì? Đây là những dị vật được lấy ra từ cổ của bệnh nhân Kalinia Oxana. Căn cứ vào mẫu vật, các chuyên gia khẳng định đây là răng hàm của loài cá nhái, phân bố nhiều ở vùng biển miền Trung. Cá có mỏ nhọn và rất ít khi tấn công người.

Trước đó, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa tiếp nhận chị Kalinia Oxana trong tình trạng đau vùng cổ, liệt tay trái, liệt chân phải, rối loạn cảm giác ở thân, bí tiểu.

Chẩn đoán ban đầu, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có vết thương dài khoảng 2cm ở vùng cổ trái nghi do bị dị vật đâm. Qua các biện pháp cận lâm sàng cho thấy, lỗ liên hợp cột sống cổ bệnh nhân có dị vật như xương cá, dài khoảng 39mm, chiếm ½ ống tủy, gây tổn thương tủy…

Tiến hành hội chẩn, các bác sĩ đã thống nhất thành lập ê kíp mổ cấp cứu lấy dị vật. Ca phẫu thuật kéo dài 7 giờ đồng hồ do bác sĩ Trần Hoàng Mạnh, Trưởng khoa Ngoại cột sống mổ chính đã lấy ra nhiều dị vật như mảnh xương và răng cá.

Khu vực biển nơi chị Kalinia Oxana bị cá lạ tấn công

Sau hơn 1 ngày theo dõi, sức khỏe của chị Kalinia Oxana đã phục hồi tốt, có thể trò chuyện, nhưng vẫn còn chưa tự tiểu tiện.

Đây được xem là trường hợp tai nạn hy hữu, lần đầu tiên xảy ra trên bãi biễn Nha Trang.

Khu vực biển Hòn Chồng có khá nhiều ghềnh đá. Ngư dân ở đây cho biết, rất ít khi họ gặp cá nhái xuất hiện ở gần bờ như vậy, có thể vào mùa nước trong, cá tìm đến đây để sinh sản và tìm thức ăn, trong quá trình đó chị Kalinia Oxana tắm biển đụng phải cá phản ứng bất ngờ dẫn đến tai nạn.

Khampha.vn; 17/04/14
Đăng ngày 21/04/2014
Thanh Văn
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:02 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:02 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 12:02 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 12:02 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 12:02 26/11/2024
Some text some message..