XK tôm lần đầu chạm mốc 3 tỷ USD

Những tháng cuối năm nay đang chứng kiến đà tăng tốc khá ngoạn mục trong XK thủy sản, mà chủ lực là mặt hàng tôm. Dự báo hết năm nay, XK tôm có thể lần đầu tiên chạm mốc 3 tỷ USD.

Thu hoạch tôm sú
Thu hoạch tôm sú

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, thống kê sơ bộ cho thấy trong tháng 11 vừa rồi, giá trị XK thủy sản của nước ta vào khoảng 650 triệu USD. Nếu cộng vào giá trị XK thủy sản 10 tháng đầu năm nay là 5,432 tỷ USD, thì giá trị XK thủy sản đến thời điểm này đã đạt khoảng 6,1 tỷ USD.

Như vậy, giá trị XK thủy sản 11 tháng đầu năm nay đã tương đương với cả năm ngoái là trên 6,1 tỷ USD. Đến giờ này, đã có thể khẳng định XK thủy sản năm nay chắc chắn sẽ vượt mục tiêu đề ra là 6,5 tỷ USD, và nếu suôn sẻ hơn nữa thì có thể tiến sát tới mốc 7 tỷ USD.

Sự thành công của XK thủy sản năm nay, hầu như nhờ vào con tôm. Bởi XK cá tra tuy đang có sự phục hồi, nhưng chậm. XK cá ngừ bị sụt giảm, XK mực, bạch tuộc cũng liên tục giảm trong hơn 1 năm qua…

Trong khi đó, cả năm nay, chỉ trừ tháng 2 XK tôm có sụt giảm do nghỉ Tết, còn các tháng khác, giá trị XK tôm đều có mức tăng trưởng cao là 2 con số. Đặc biệt, trong quý 3 vừa rồi, tháng nào giá trị XK tôm cũng tăng đột biến: Tháng 7 giá trị XK tôm tăng 45%, tháng 8 tăng 65,5% và tháng 9 tăng trên 61%. Quý 3 cũng là quý XK tôm đạt giá trị cao nhất từ trước tới nay với 961 triệu USD.

Sang tháng 10, XK tôm tiếp tục tăng trưởng mạnh về mặt giá trị, đạt 404 triệu USD. Qua đó, đưa XK tôm 10 tháng đầu năm nay lên gần 2,5 tỷ USD. Đây là giá trị XK tôm ở mức kỷ lục từ trước tới nay, bởi trước đây, năm 2011 là năm đạt giá trị XK tôm cao nhất nhưng cũng mới chỉ ở mức gần 2,4 tỷ USD.

Ông Hòe cho biết, đến nay chưa có con số thống kê về XK tôm tháng 11. Nhưng cũng có thể ước tính rằng giá trị XK tôm 11 tháng đầu năm nay đã ở mức 2,65 - 2,7 tỷ USD. Do đó, hết tháng 12 này, giá trị XK tôm cả năm nay hoàn toàn có thể lần đầu tiên chạm, thậm chí vượt qua mốc 3 tỷ USD. Nếu đạt được điều này, chỉ riêng giá trị XK tôm trong năm nay đã tương đương với giá trị XK gạo (khoảng trên 2,9 tỷ USD), và vượt xa giá trị XK cà phê, cao su...

Thành công lớn của con tôm trong năm nay, trước hết vẫn nhờ vào yếu tố giá cả được nâng cao, bởi tình trạng sụt giảm lớn về sản lượng tôm trên thế giới do dịch bệnh EMS, nhất là ở các nước Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia…

Tính chung ở các thị trường chính, từ đầu năm đến hết quý 3, giá tôm đã tăng 2 - 4 USD/kg so với năm ngoái. Trong quý 4 này, nhìn chung giá tôm vẫn tiếp tục ở mức cao và tăng nhẹ ở một số thời điểm. Chẳng hạn, trong tuần đầu tháng 11, giá tôm cỡ 13/15 của Việt Nam bán ở thị trường Nhật Bản tăng nhẹ hơn 1 USD/kg.

Sự tăng trưởng ngoạn mục của tôm thẻ chân trắng về sản lượng và giá trị XK cũng là nguyên nhân mang tính quyết định cho sự thành công của XK tôm 11 tháng qua và là cơ sở để kỳ vọng chạm mốc 3 tỷ USD.

Từ tháng 9 đến nay, với giá trị XK tôm thẻ bình quân 180 - 190 triệu USD/tháng đã vượt qua giá trị XK hàng tháng của tôm sú. Tổng giá trị XK tôm thẻ từ đầu năm đến nay cũng đã vượt qua tổng giá trị XK tôm sú. Đến hết tháng 10, tôm thẻ đã chiếm 49% tổng giá trị XK tôm, trong khi tôm sú là hơn 44%.

Nếu như hết tháng 9, đã ghi một cách mốc lịch sử quan trọng cho con tôm thẻ khi lần đầu tiên vượt qua tôm sú về giá trị XK, thì hết tháng 10, lại là một sự kiện quan trọng khác, đó là lần đầu tiên vượt qua mốc giá trị 1 tỷ USD XK khi đã đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Với đà tăng trưởng liên tục như thế, nhiều khả năng khi kết thúc năm nay, giá trị tôm thẻ chân trắng XK có thể ở mức xấp xỉ 1,5 tỷ USD.

Nhật Bản xem xét nâng dư lượng Ethoxyquin trong tôm Việt Nam

Theo VASEP, thông tin từ các nhà NK Nhật Bản cho hay cơ quan chức năng nước này đã xem xét nâng dư lượng Ethoxyquin trong tôm NK từ Việt Nam lên 20 lần, tức là từ mức 0,01ppm hiện nay lên 0,2ppm.

Cuối tháng 11 vừa rồi, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã thông qua quyết định cuối cùng về vấn đề này. Dự kiến đến cuối tháng 1/2014, MHLW sẽ công bố chính thức ngưỡng dư lượng mới về Ethoxyquin trong tôm NK từ Việt Nam.

Được biết, từ đầu năm đến cuối tháng 11 năm nay, chỉ có 4 lô hàng tôm Việt Nam XK sang Nhật Bản bị phát hiện có dư lượng Ethoxyquin vượt ngưỡng 0,01ppm, giảm mạnh so với 17 lô trong năm 2012. Có được điều này là nhờ các DN chế biến XK tôm sang Nhật Bản đã đẩy mạnh kiểm soát Ethoxyquin từ khâu nguyên liệu tới chế biến và khi XK.

Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 13/12/2013
sơn trang
Kinh tế

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 02:31 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 02:31 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 02:31 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 02:31 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 02:31 08/11/2024
Some text some message..