Xoay trục để giảm thách thức cho thủy sản

Xuất khẩu thuỷ sản trong năm 2017 vừa qua tuy đạt kỷ lục trên 8,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2016 và là mức cao nhất từ trước đến nay nhưng ngành này vẫn đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Điều đó đòi hỏi cần “xoay trục” chiếc lược xuất khẩu cũng như chính sách nhằm tăng lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.

Xoay trục để giảm thách thức cho thủy sản
Ngành thuỷ sản cần phải “xoay trục” lại chuỗi giá trị.

Lấy ví dụ con cá tra, ông Nguyễn Phú Hoà, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, do chưa đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định mới phía Mỹ đặt ra nên cá tra, cá basa Việt Nam sẽ càng gặp nhiều bất trắc hơn khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ từ tháng 3/2018. Trước nhiều rào cản khi vào Mỹ, thời gian qua cá tra đã chuyển hướng xuất mạnh vào các thị trường lân cận như Trung Quốc.

Có thể thấy rào cản kỹ thuật, bảo hộ thương mại, cũng như những thông tin bất lợi đang là thách thức lớn với ngành thuỷ sản Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh đó, theo ông Vũ Duyên Hải, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản), vấn đề mà ngành thuỷ sản cần quan tâm hiện nay chính là chất lượng con giống, dịch bệnh, áp dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản, chế biến xuất khẩu, dịch vụ và phát triển bền vững.

Cũng theo ông Hải, có một hệ thống chính sách đang được dịch chuyển đồng bộ, nhất là với tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và với ngành thuỷ sản nói riêng. Và thời điểm này là cơ hội tốt nhất cho ngành thuỷ sản để tái cơ cấu. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được các nhà quản lý lựa chọn để tập trung cho việc “xoay trục” ngành thuỷ sản. Bởi lẽ, khu vực này đang cung cấp khoảng 52% sản lượng thuỷ sản đánh bắt và gần 67% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng; đồng thời chiếm 65% giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước hàng năm.

Theo quy hoạch tổng thể, đến năm 2020 và định hướng 2030, kinh tế thuỷ sản ĐBSCL đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nông lâm ngư nghiệp. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản từ 8 - 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 8 - 9 tỷ USD. Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65 - 70% tổng sản lượng.

Tuy nhiên, giữa mong muốn “xoay trục” chính sách với thực tế là cả vấn đề nan giải. TS Lê Thanh Lựu, Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng & khai thác Thuỷ sản bền vững (ICAFIS) nhận định rằng, thách thức lớn nhất với ngành thuỷ sản là chất lượng sản phẩm. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện nay thông thường cạnh tranh với giá thấp, đi theo đó đó là chất lượng thấp.

Vì vậy, trước nhiều thách thức phải đối mặt, thuỷ sản nên thay đổi tư duy về việc “xoay trục” ngành của mình. Chẳng hạn với xuất khẩu tôm, mặt hàng tôm sú đang chiếm 45% trong tổng sản lượng chung luôn là mặt hàng thương mại. Đây là cơ hội là không phải quốc gia nào cũng có. Thực chất là hiện nay chưa có doanh nghiệp thuỷ sản nào làm theo chuỗi giá trị đúng nghĩa dù họ tự nhận là mình làm theo chuỗi. 

Báo Đại Đoàn Kết
Đăng ngày 10/02/2018
Quốc Định - Đại Dương
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 04:47 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 04:47 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 04:47 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 04:47 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 04:47 26/11/2024
Some text some message..