Xôn xao bức ảnh “ốc mượn hồn”

Mới đây, nhiều mạng xã hội truyền nhau một bức ảnh cảm động về một chú ốc mượn hồn phải lấy… nắp tuýp kem đánh răng để làm nhà của mình. Bức ảnh đã cho thấy thực tế đáng ngại về tình trạng ô nhiễm nhựa trên biển và ảnh hưởng của nó tới cư dân đại dương.

ốc mượn hồn
Bức ảnh ốc mượn hồn phải mượn… nắp tuýp kem đánh răng làm nhà khuấy đảo cộng đồng mạng. (Nguồn: Pascale).

Theo một ước tính mới đây nhất, mỗi năm các vùng đại dương trên thế giới đã bị làm ô nhiễm với khoảng 8 triệu tấn rác thải - tức cứ mỗi nửa mét bờ biển trên toàn thế giới lại có 5 túi ni-lon chứa đầy rác.

Bức ảnh về chú ốc mượn hồn phải mượn nắp tuýp kem đánh răng để làm nhà ở được một người dùng mạng xã hội Reddit có tên Hscmidt đăng tải, sau khi bạn gái của anh bắt gặp chú ốc nhỏ trên ở một bãi biển của Cuba.

Loài ốc mượn hồn thường sử dụng vỏ cứng của các loài khác để làm nhà ở của mình, và tạo nên một lớp bảo vệ cứng cáp hơn so với phần thân mềm yếu của chúng để tự bảo vệ trước những loài ăn thịt. Loài ốc này luôn phải đi tìm kiếm ngôi nhà mới, thường là các loại vỏ ốc khác, khi chúng tăng trưởng về kích cỡ.

“Ban đầu tôi nghĩ nó thật đáng yêu, nhưng sau đó mới nhận ra ý nghĩa thực đằng sau nó” - một tài khoản trên mạng xã hội Reddit bình luận - “Nó chỉ ra rằng ngay trên Trái Đất, nơi mà con người đã xả ra quá nhiều rác thải, thiên nhiên cũng bị biến đổi mỗi ngày”.

Theo ước tính, có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa gồm chai nhựa, túi ni-lon, đồ chơi và nhiều loại rác thải nhựa khác đổ xuống các đại dương mỗi năm. Do không thể đưa ra được con số chính xác, bởi chúng có thể bị chìm xuống đáy biển, nên các nhà khoa học cho rằng có khả năng lượng rác thải nhựa này còn lên tới 12,7 triệu tấn mỗi năm.

Được các dòng biển cuốn trôi, lượng rác khổng lồ này thường tập trung lại và tạo thành 5 “hòn đảo rác thải” lớn cứ thế trôi nổi trên khắp các vùng đại dương trên thế giới. Hồi tháng trước, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tạo nên một biểu đồ về lượng rác thải khổng lồ mà loài người đã thải ra biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loại sinh vật.

Tiến sỹ Jenna Jambeck, chuyên gia môi trường đến từ ĐH Georgia (Mỹ) và thuộc Đội nghiên cứu của NASA, nói rằng loài người “đã bị nhấn chìm bởi chính lượng rác thải mà chúng ta đổ ra biển”. Đội ngũ nghiên cứu của NASA cũng cảnh báo rằng “đại dương nhựa” này có thể đe dọa môi trường sống ở biển, khiến một số loài có thể bị tuyệt chủng.

Đơn cử như loài rùa biển, chúng thường nhầm lẫn các loại túi nhựa với sứa và ăn mà không phân biệt được. Các túi nhựa này khi đến hệ tiêu hóa sẽ chặn thức ăn tới dạ dày của chúng và khiến loài vật đáng thương này chết đói.

Nhiều loài chim biển cũng thường nhầm các vật thẻ bằng nhựa trôi nổi trên biển là thức ăn của chúng. Một báo cáo nói rằng, người ta tìm thấy nhựa trong dạ dày của 90% tổng số chim hải âu bị chết ở vùng Biển Bắc. Giới chuyên gia còn lo ngại rằng rác nhựa có thể gây hại cho con người nếu chúng ta ăn phải loại cá từng ăn loại rác này.

Hồi năm ngoái, cư dân mạng cũng bức xúc không kém sau khi xem hình ảnh rùng rợn về một chú chim hải âu mới sinh nằm chết trên một bãi biển ở khu vực Bắc Thái Bình Dương, cho thấy một vấn đề môi trường nghiêm trọng.

Giới khoa học cũng tin rằng ở nhiều chủng loại chim biển hiện nay, có nhiều chim bố mẹ thường xuyên mớm cho con những mẩu nắp nhựa, mẩu lưới hay các loại rác nhựa khác. Trong khoảng từ 2010 đến 2025, dự tính có khoảng 155 triệu tấn rác nhựa sẽ đổ ra các đại dương - mức tương đương để cứ mỗi 0,5 m bờ biển lại có 100 túi rác thải. Nếu cứ chồng các túi rác này đè lên nhau, chúng ta sẽ có một bức tường rác thải cao hơn 35 m dọc khắp các bờ biển trên thế giới.

Hiện Trung Quốc đang là nước đứng đầu trong danh sách các nước xả rác nhựa ra biển, với khoảng 3,5 triệu tấn mỗi năm, hoặc gần 1/4 tổng lượng rác nhựa thải ra các đại dương của toàn thế giới mỗi năm - theo ước tính được công bố hồi năm ngoái từ Hiệp hội Khoa học tiên tiến Mỹ, có trụ sở ở San Jose, California.

Theo giới khoa học, phần lớn các biện pháp thu vớt rác thải nhựa trên các vùng biển hiện nay đều rất tốn kém, trong khi lại không khả thi. Điều này có nghĩa Chính phủ các nước nên ngăn chặn xả thải rác nhựa ngay tại các bờ biển của nước họ bằng các biện pháp xử lý rác thải, tăng cường tái sử dụng và tái chế, sử dụng vật liệu thay thế…    

Hiện có khoảng 400 loài sinh vật biển đang bị đe dọa bởi các loại rác thải nhựa đổ ra biển như túi nhựa, lưới đánh cá và nhiều loại nhựa khác. Chim hải âu cổ rụt, rùa biển, hải cẩu và một số loài cá voi nằm trong số các sinh vật thường xuyên nuốt phải rác nhựa hoặc bị chết đói do túi nhựa chặn dạ dày. Một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cũng bị ảnh hưởng bởi rác nhựa như: Hải cẩu thầy tu Hawaii, cá voi Bắc Địa Trung Hải, chim cánh cụt châu Phi hay rùa Caretta.

Đại Đoàn Kết, 23/09/2015
Đăng ngày 24/09/2015
Linh Chi
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 01:43 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 01:43 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 01:43 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 01:43 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 01:43 22/11/2024
Some text some message..