Nguồn gốc của Nitrit (NO2) trong ao nuôi tôm:
NO2 trong ao nuôi bắt nguồn từ NH4+/NH3 qua giai đoạn 1 của quá trình Nitrat hóa chuyển sang NO2 hoặc do NO2 đã tồn tại sẵn trong nguồn nước cấp. Bên cạnh đó, quá trình bài tiết của tôm cũng góp phần làm tăng hàm lượng NO2 trong nước.
Những tác hại của NO2 trong ao nuôi tôm:
Khi ao xuất hiện NO2 chứng tỏ điều kiện môi trường nuôi đã xấu đi, đáy ao bị dơ… Bản thân NO2 ở mức thấp có thể không gây ảnh hưởng lớn cho tôm, nhưng khi hàm lượng NO2 cao hơn mọi chuyện sẽ khác. NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt mãn tính sẽ yếu, dễ mắc bệnh hoặc chết khi sốc môi trường.
Đây là tác hại chung khi gặp vấn đề NO2 trong nuôi trồng thủy sản. Một tác hại phổ biến khác là gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu (ở những ao nuôi có độ mặn thấp) do Nitrit cạnh tranh với ion Cl-. Tôm bị nhiễm NO2 có các dấu hiệu như: lột xác không cứng vỏ, tôm chậm lớn, bị tổn thương mang và phù thủng cơ. Hàm lượng NO2 trong ao quá cao, tôm có thể chết hàng loạt hoặc rải rác vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối.
Cách xử lý NO2 trong ao nuôi tôm:
Để có thể ứng phó kịp thời khi ao nuôi bị nhiễm khí độc NO2, chúng tôi xin chia sẻ đến bà con một số cách xử lý NO2 trong ao nuôi tôm hiệu quả bằng cách:
1. Sử dụng chế phẩm sinh học: Bà con có thể sử dụng vi sinh xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm. Đây là giải pháp hiệu quả, an toàn với tôm nuôi và con gười được các chuyên gia khuyên dùng. Cách sử dụng như sau: Trộn 1 gói (100g) + 2kg mật rỉ đường + 20 lít nước sạch, sau đó đem sục khí 2 giờ để vi sinh vật sinh trưởng tốt. Cuối cùng đem tạt đều lên khắp bề mặt ao nuôi. Đánh vào lúc trời nắng khi có nhiều ôxy để phát huy tối đa hiệu quả xử lý.
2. Tuần hoàn nước ao nuôi ra ao lắng: Khi đưa nước từ ao nuôi sang ao lắng sẽ xử lý NO2 trước khi tái cấp vào ao nuôi. Tại ao lắng, xử lý nước bằng ôxy già 5-10ppm. Ôxy già sẽ cung cấp ôxy cho quá trình Nitrat hóa đồng thời ôxy hóa chất hữu cơ. Điểm yếu của phương pháp này là không thể áp dụng cho ao nuôi tôm có thể tích lớn bởi giá thành rất cao. Trong trường hợp bà con không có ao lắng thì nên tham khảo tại đây.
3. Xử lý ao nuôi: Có thể xử lý CaCl2 lượng 20-30 kg/1.000m3 định kỳ 2-3 ngày nhằm tăng cường khả năng chống chịu cho tôm. Khi thấy tôm có dấu hiệu ngộ độc NO2 có thể dùng ôxy viên 1-2 kh/1.000m3 đánh xuống đáy ao vào ban ngày, liên tục vài ngày.