Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

Công tác xử lý các chất thải sau vụ nuôi tôm để môi trường nuôi luôn ổn định, góp phần cho vụ nuôi tôm thành công.

nuôi tôm nước lợ
Hệ thống xử lý chất thải nuôi tôm nước lợ bằng ao nổi. Ảnh: Thúy Liễu

Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn. Mục tiêu chung của tỉnh là phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững, sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, cạnh tranh của sản phẩm tôm... Chỉ tiêu trong năm 2020, sản lượng tôm nước lợ đạt 134.630 tấn, sản lượng tôm chế biến 86.700 tấn, sản lượng xuất khẩu 65.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 750 triệu USD... Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngoài việc áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng con tôm nuôi thì ngành chuyên môn rất chú trọng đến công tác xử lý các chất thải sau vụ nuôi tôm để môi trường nuôi luôn ổn định, góp phần cho vụ nuôi tôm thành công.

Ông Tăng Văn Súa, ở ấp Cảng Buối, xã Hòa Đông (TX. Vĩnh Châu) chia sẻ: “Nước trong ao nuôi tôm xả trực tiếp ra môi trường, nếu tôm bị dịch bệnh sẽ ảnh hưởng hộ nuôi tôm khác khi lấy nước vào chuẩn bị vụ nuôi mới. Chính vì vậy, vài năm trở lại đây, thông qua khuyến cáo của ngành chuyên môn, hộ dân đã chuyển đổi nuôi tôm bằng ao đất truyền thống sang nuôi ao lót bạt và áp dụng hệ thống lắng lọc nước trong ao nuôi theo quy trình mới xả nước thải ra môi trường hoặc dùng chính nước đó phục vụ cho vụ nuôi tiếp theo”.

Cũng theo ông Súa, như vậy sẽ được lợi nhiều mặt, thứ nhất là nước từ ao nuôi xả ra những thức ăn thừa còn lại trong nước cho cá ăn và chuyển nước sang ao thứ 2, 3 đều có cá ăn thức ăn trong nước, kèm theo xử lý trên nước một số loại hoạt chất thân thiện môi trường sẽ cho ra lượng nước sạch, đạt chuẩn sau khi xả nước ra môi trường; thứ hai, lấy nước đó cho lên lại ao nuôi rất thuận tiện nếu nguồn nước bên ngoài có độ mặn quá cao hay độ mặn thấp chưa đạt chuẩn cho nuôi tôm…

“Thông qua việc nuôi tôm 3 giai đoạn, tôi áp dụng đầy đủ quy trình kỹ thuật do ngành chuyên môn khuyến cáo, nhờ đó tôm nuôi thắng lớn nhiều năm liền. Với 2,2ha nuôi tôm, tôi chỉ làm 2 ao nuôi, mỗi ao diện tích 1.500m2, còn lại làm ao ương, ao lắng. Để tôm đạt năng suất tốt, tôi chỉ nuôi 2 vụ/năm, sản lượng thu về 32 tấn/2 ao nuôi/năm, trừ chi phí lợi nhuận từ 1,5 - 2,5 tỉ đồng/năm…” - ông Tăng Văn Súa thông tin.

Đồng chí Quách Kim Hòa - Phó trưởng Phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản) thông tin: “Quy chuẩn số 02-19 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) có quy định về điều kiện đối với cơ sở nuôi tôm nước lợ đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y cũng như bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm, trong đó có quy định về địa điểm ao nuôi là phải nằm trong vùng quy hoạch đối với tôm sú và tôm thẻ chân trắng của địa phương hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền; về cơ sở hạ tầng là hệ thống ao lắng, ao chứa diện tích tối thiểu phải 15% so với tổng diện tích ao nuôi, ngoài ao lắng phải có ao xử lý nước thải, diện tích ao tối thiểu 10% so diện tích ao nuôi, còn vị trí đặt ao chứa nước thải, phải đặt cách khu nuôi cũng như hệ thống ao thải, ao chứa, ao lắng và hệ thống ao nuôi của hộ liền kề ít nhất 10m”.

Ngoài ra, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 24 về điều kiện bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chăn nuôi. Cụ thể tại Điều 8, đối với nước thải thải trực tiếp ra bên ngoài phải đảm bảo thông số theo quy định của Quy chuẩn Việt Nam số 02 năm 2014 của Bộ NN-PTNT, đối với rác thải sinh hoạt và bao bì sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản phải thu gom có thùng chứa, có nắp đậy và ký kết hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom vận chuyển xử lý, nếu trường hợp cơ sở không ký kết được với đơn vị này thì cơ sở phải tự thu gom xử lý nhưng phải đảm bảo điều kiện môi trường; quy định tiếp là đối với hệ thống ao nuôi có tôm bị bệnh sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy phải xử lý nước trong ao nuôi đó, sát trùng nước, đáy ao, diệt giáp xác và diệt vật chủ trung gian gây bệnh, nếu cơ sở nuôi không đảm bảo những quy định trên thì sẽ bị phạt theo Nghị định số 155 của Chính phủ, cụ thể là Khoản 5, Điều 12, mức phạt từ 3 - 10 triệu đồng tùy theo vi phạm đã nêu…

Đăng ngày 23/06/2020
Thúy Liễu
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 00:59 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 00:59 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 00:59 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:59 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 00:59 17/11/2024
Some text some message..