Xuất khẩu 2018: Triển vọng song hành với thách thức

Theo ông Lê Đăng Khôi, chuyên gia nghiên cứu thuộc Phòng Nghiên cứu và dự báo thị trường, Viện nghiên cứu Chiến lược chính sách công thương (Bộ Công thương), đây là thành quả đáng ghi nhận, tạo đà tăng trưởng cao cho năm 2018, dù còn nhiều thách thức ở phía trước.

Xuất khẩu 2018: Triển vọng song hành với thách thức
Kim ngạch xuất khẩu 2017 của Việt Nam đạt con số kỷ lục 214 tỷ USD

Năm 2017 là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam xuất siêu. Theo ông, đây có phải là tín hiệu đáng mừng cho thấy, đã có sự chuyển biến tích cực trong cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam?

Theo tôi, đây là tín hiệu tích cực trong bức tranh thương mại của Việt Nam năm qua. Tuy nhiên, để có thể phát triển thương mại một cách bền vững trong thời gian tới, vẫn còn một số vấn đề cần phải giải quyết.

Đó là, nhập siêu có xu hướng gia tăng nhanh ở khối doanh nghiệp trong nước, cán cân thương mại của các doanh nghiệp trong nước năm 2017 thâm hụt 26,2 tỷ USD, tăng so với mức 21,9 tỷ USD của năm 2016, trong khi thặng dư thương mại của các doanh nghiệp FDI lại tăng rất nhanh, từ 23,8 tỷ USD năm 2016 lên 29,2 tỷ USD năm 2017.

Doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế về năng lực sản xuất, công nghệ và cạnh tranh. Do vậy, khả năng tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu còn chưa cao, chưa tham gia được vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Dù được đánh giá là cường quốc về xuất khẩu nông sản, với nhiều mặt hàng được xuất khẩu như cà phê, gạo, hạt tiêu, hạt điều..., nhưng chúng ta vẫn chưa có những doanh nghiệp có khả năng thống lĩnh và dẫn dắt chuỗi giá trị này.

Đây là vấn đề cần được phân tích kỹ để có thể đưa ra chính sách điều chỉnh phù hợp nhằm tiếp tục gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là phát triển xuất khẩu cho những ngành mà Việt Nam có lợi thế, có khả năng cạnh tranh và có thể tham gia được vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao được giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.

Xuất khẩu nhóm hàng nông-thủy sản đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017, song cũng đặt ra nhiều thách thức khi các rào cản kỹ thuật đang ngày càng tăng lên. Theo ông, doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị những gì để vượt qua thách thức này?​

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, xu hướng gia tăng các rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế nhập khẩu của các quốc gia sẽ ngày càng nhiều, càng tinh vi và khó lường hơn. Do đó, cần xác định rằng, chúng ta sẽ luôn phải đối mặt với những thách thức này trong thời gian tới.

Hiện tại, điều quan trọng nhất là tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến thông tin về thị trường một cách đầy đủ và kịp thời đến các ngư dân và doanh nghiệp để họ có sự chuẩn bị, bảo vệ nguồn lợi thủy-hải sản, cũng như mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản trong bối cảnh hội nhập.

Đồng thời, tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường và đưa ra những cảnh báo sớm cho các đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị và doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Với các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao khác, ông dự báo thế nào về xu thế tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2018?

Những nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao như nông sản, dệt may, da giầy... sẽ vẫn là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm nay và thời gian tới. Tuy nhiên, những nhóm hàng này vẫn chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp FDI và là nhóm hàng mà chúng ta tập trung gia công, nên có giá trị gia tăng thấp. Bởi vậy, cần xác định và dần mở rộng, phát triển xuất khẩu những mặt hàng mới, những mặt hàng có tiềm năng của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần tăng cường đầu tư nhằm gia tăng xuất khẩu dịch vụ như tài chính, bảo hiểm, vận tải, giáo dục, chuyên gia..., đồng thời phát triển lĩnh vực du lịch nhằm thúc đẩy phát triển phương thức xuất khẩu tại chỗ để gia tăng giá trị cho hàng hóa xuất khẩu. Đây là lĩnh vực mà chúng ta đang có lợi thế cạnh tranh và có khả năng phát triển mạnh.

Nhìn chung, theo dự báo về xu thế phục hồi kinh tế và thương mại chung của thế giới, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam năm nay là sáng sủa. 2018 cũng sẽ là năm Việt Nam có được tốc độ tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu cao, cũng như tiếp tục duy trì được mục tiêu cân bằng cán cân thương mại và đảm bảo khả năng xuất siêu. 

TNCK
Đăng ngày 09/01/2018
Hiếu Minh (Thực hiện)
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:58 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 16:58 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 16:58 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 16:58 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 16:58 29/11/2024
Some text some message..