Xuất khẩu sang thị trường Mỹ: nhiều chông gai với Doanh Nghiệp

Cuối tuần qua, Việt Nam đã đệ trình khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vì cho rằng cách Mỹ đánh thuế mang tính trừng phạt các mặt hàng cá phi lê Việt Nam.

Xuất khẩu sang thị trường Mỹ: nhiều chông gai với Doanh Nghiệp
Chế biến cá tra xuất khẩu. Nguồn: Internet

Trước đó, cũng liên quan đến việc Hoa Kỳ đưa ra các rào cản thương mại phi lý đối với thép nhập từ Việt Nam, ngành thép nước nhà cũng khẳng định, sẽ kiện lên WTO vì những động thái phi lý từ phía cơ quan hữu quan Mỹ.

Cá da trơn, thép đều gặp khó

Cụ thể, ngày 12/1 vừa qua, Việt Nam đã đệ trình khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), liên quan đến cách Mỹ đánh thuế mang tính trừng phạt các mặt hàng cá phi lê Việt Nam vì cho rằng, Mỹ đã vi phạm các quy định của WTO trong cách áp thuế lên cá phi lê Việt Nam - mặt hàng mà theo lập luận của Mỹ là đang được “bán theo kiểu phá giá hoặc bán với giá rẻ một cách không công bằng trên thị trường Mỹ”. Mỹ sẽ có thời gian 60 ngày để giải quyết khiếu nại hoặc Việt Nam có thể yêu cầu WTO phân xử.

Mỹ là thị trường xuất khẩu cá phi lê hàng đầu của Việt Nam, nhập khẩu cá phi lê của Mỹ từ Việt Nam đã tăng từ 100 triệu USD năm 2016 lên hơn 520 triệu USD vào năm 2007. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành nhà cung cấp cá phi lê lớn thứ ba cho Mỹ, sau Chile và Trung Quốc.

Như vậy, việc áp thuế chống bán phá giá mà Mỹ áp lên vai các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam nếu có hiệu lực chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các DN xuất khẩu nước nhà. Đây cũng lại là một trong những động thái mà Mỹ thực hiện để bảo hộ sản xuất nội địa của nước này.

Diễn biến của ngành cá da trơn đang có chiều hướng khá giống với ngành thép của Việt Nam. Hồi cuối năm 2017 vừa qua, Mỹ cũng áp thuế chống bán phá giá gây ra cú sốc lớn đối với ngành thép.

Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết, Mỹ sẽ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm tôn mạ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam do có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo đó, sản phẩm tôn mạ sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lần lượt là 199,43% và 39,05%. Trong khi thép cán nguội phải chịu 2 loại thuế trên ở mức lần lượt là 256,79% và 256,44%.

Ngay lập tức, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã lên tiếng phản đối hành động này của Hoa Kỳ. Theo VSA, các DN Việt Nam đã đầu tư hàng trăm triệu USD với dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm thép cán nguội và tôn mạ có chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Mỹ, Nhật Bản…

Bởi vậy, VSA khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ với những hành vi vi phạm cam kết quốc tế trong các cuộc điều tra chống phòng vệ thương mại trong tương lai của nước này.

Khẳng định kết luận này của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã vi phạm quy định trong các Hiệp định của WTO và chính pháp luật Hoa Kỳ, VSA  đã đề nghị Bộ Công thương có những biện pháp hỗ trợ các DN thép thông qua việc phản đối các hành vi không phù hợp với pháp luật quốc tế của Hoa Kỳ.

Đồng thời, đề nghị DOC tuân thu các quy định của WTO cũng như luật pháp Hoa Kỳ trong giai đoạn cuối, trước khi ban hành quyết định chính thức về vụ điều tra chống lẩn tránh thuế. VSA cũng cho biết trong trường hợp Hoa Kỳ không thay đổi quan điểm trong kết luận cuối cùng, Hiệp hội sẽ kiến nghị Bộ Công thương báo cáo Chính phủ xem xét khởi kiện Hoa Kỳ ra WTO.

xuất khẩu thép, xuất khẩu thép sang Mỹ

Xuất khẩu thép vào Mỹ gặp rào cản thương mại.

Cần chủ động với tiền lệ

Quay trở lại với động thái của Việt Nam khởi kiện Mỹ lên WTO liên quan đến việc đánh thuế mang tính trừng phạt các mặt hàng cá phi lê Việt Nam, đây không phải là lần đầu Việt Nam khởi kiện lên WTO.

Trước đó, kể từ sau năm 2007, thời điểm Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam cũng đã có hai khiếu nại liên quan tới ngành thủy sản nhằm vào các hành động chống bán giá mà Mỹ sử dụng đối với tôm Việt Nam.

Như vậy có thể thấy, xuất khẩu sang Hoa Kỳ được đánh giá tiếp tục tiềm ẩn nhiều khó khăn, câu chuyện lâu nay vẫn được đề cập do “vướng” hàng rào kỹ thuật, từ các mặt hàng thủy sản, gạo… cho tới thép, tôn lạnh.

Mặc dù  là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam nhưng Mỹ cũng chính là thị trường thường xuyên  đưa ra nhiều rào cản thương mại nhất đối với hàng hóa mà nước này nhập khẩu. Đây cũng là thị trường áp dụng nhiều luật lệ khắt khe nhất, do đó luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi DN Việt Nam chưa thực sự am hiểu.

Chính bởi nguyên do này nên khi bàn về giải pháp tăng cường xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cũng như các thị trường khác trong thời gian tới, giới chuyên gia khuyến cáo, các DN xuất khẩu cần phải có những thay đổi để bứt phá.

Theo đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện sản xuất theo chuỗi khép kín từ đầu vào đến đầu ra để đảm bảo được truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy xuất khẩu, chú trọng vào chất lượng xuất khẩu thay vì sản lượng để từ đó nâng cao tính cạnh tranh.

Đặc biệt, cần có đại diện thương mại làm cơ quan tư vấn, hỗ trợ DN trong việc hoàn thiện các quy trình, thủ tục liên quan nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra. Đó là những yếu tố quan trọng mà các DN Việt Nam phải “nằm lòng” để có thể giữ vững được thị trường xuất khẩu, nhất là những thị trường khó tính, khắt khe như Hoa Kỳ.

Báo Đại Đoàn Kết
Đăng ngày 15/01/2018
Minh Phương
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 03:09 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 03:09 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 03:09 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 03:09 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 03:09 19/04/2024