Xuất khẩu tăng lượng, giảm kim ngạch

Tăng mạnh về lượng nhưng giá trị xuất khẩu (XK) của VN trong 6 tháng đầu năm nay giảm gần 1 tỉ USD do giá hàng XK giảm.

xuat-khau
Giá cá tra xuất khẩu đang có xu hướng giảm sâu - Ảnh: C.Nhân

Giá giảm mạnh

"VN có những mặt hàng XK có số lượng lớn như gạo, cà phê nhưng chúng ta lại không đóng vai trò quyết định giá cả. Khi không thể chủ động được giá, khó có thể áp dụng các cách khác để giảm thiểu các rủi ro" - Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản VN (VASEP), cho hay trong 6 tháng đầu năm kim ngạch toàn ngành tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giá nhiều mặt hàng XK lại giảm mạnh. Chẳng hạn với cá tra, mức tăng trưởng 6 tháng là 3% so với cùng kỳ, nhưng kim ngạch tháng 6 lại giảm tới 15% so với tháng 5 do giá giảm. Hiện giá 1 kg cá tra của VN ở châu Âu chỉ khoảng 2 USD, tương đương giá 1 chai nước khoáng. Theo ông Hòe, cần nhanh chóng tái cấu trúc lại hoạt động XK, nhất là xây dựng quy chế, điều kiện dành cho các doanh nghiệp (DN) XK, chỉ những DN đủ điều kiện mới được phép XK để nâng cao chất lượng và giá cả.

Tương tự, theo Tổng cục Thống kê, các mặt hàng có lượng tăng, giá giảm mạnh như cao su (lượng hàng XK tăng 41% - giá giảm 31,6%), sắn và sản phẩm của sắn (tăng 73,5% - giảm 16,5%), hạt điều (tăng 44,8% - giảm trên 10%), cà phê (tăng 22,3% - giảm 4,2%)... riêng gạo giảm cả lượng lẫn giá với mức tương ứng là 6% và 12,2%, duy nhất hạt tiêu có đơn giá bình quân tăng 26,4%. Chỉ riêng ở nhóm hàng nông sản, chúng ta đã giảm 916 triệu USD kim ngạch, mặt hàng than đá làm giảm 61 triệu USD... Tổng thiệt hại đối với XK VN gần 1 tỉ USD trong 6 tháng qua.

Bộ Công thương cũng cho biết một thực tế không mấy khả quan khác: Tăng trưởng trong 6 tháng qua của khu vực DN trong nước chỉ 4% (chiếm 38,6% tổng kim ngạch XK) trong khi các DN có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng đến 37,3% (61,4% tổng kim ngạch). Chênh lệch kim ngạch giữa DN VN và nước ngoài ngày càng bị đào sâu và có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Đời sống công nhân, nông dân thêm khó khăn

Theo ông Lê Văn Lợi, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phần cao su Thống Nhất (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), ngành cao su đang đứng trước rất nhiều khó khăn. Trong khi các loại chi phí từ trồng trọt đến sản xuất như phân, thuốc, điện, nước, xăng dầu… đều tăng cao thì giá đầu ra lại giảm mạnh làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của DN. Từ đó, ảnh hưởng đến đời sống của công nhân.

“Trong tình hình hiện nay, giá cao su tiếp tục duy trì ở mức thấp dưới 50 triệu đồng/tấn. Hiện nhiều DN đang xuất khẩu với mức giá chỉ từ 46 - 47 triệu đồng/tấn. Chúng tôi đang rà soát lại quy trình sản xuất để cắt giảm tối đa những chi phí không cần thiết”, ông Lê Văn Lợi nói. Tương tự, ông Phạm Thái Bình, GĐ Công ty TNHH Trung An (Cần Thơ), cho biết XK gạo giảm cả lượng lẫn giá từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng mạnh đến doanh số, thu nhập của công ty. Các DN XK gạo đang gặp rất nhiều khó khăn, tác động dây chuyền đến người trồng lúa. Bây giờ giá lúa có dấu hiệu nhích lên thì các DN lại càng khó hơn vì trước đó đã ký hợp đồng XK với giá thấp.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nếu tình trạng này kéo dài sẽ đẩy DN trong nước vào thế bị thôn tính bởi DN nước ngoài. Khi đó, DN nước ngoài thâu tóm thị trường XK của VN. Đây là một dấu hiệu cần phải xem xét, và nhất thiết phải được điều chỉnh kịp thời.
Khó đạt mục tiêu

Bà Phạm Chi Lan nhận xét, VN có những mặt hàng XK có số lượng lớn như gạo, cà phê nhưng chúng ta lại không đóng vai trò quyết định giá cả. Khi không thể chủ động được giá, khó có thể áp dụng các cách khác để giảm thiểu các rủi ro. Có thể tham khảo cách làm của Thái Lan khi họ có hệ thống kho trữ lúa rất tốt. Họ nắm vững quy luật thị trường, biết được lúc nào bán ra có giá tốt nhất. Hơn nữa, Thái Lan cũng có sự phối hợp nội bộ DN tương đối tốt.

Giá bán của chúng ta không được như mong muốn còn do cơ sở hạ tầng, hậu cần phục vụ cho ngành lúa gạo chưa đảm bảo nên để các chi phí này “ăn” vào giá cả khiến lãi thấp hơn và giá trị của sản phẩm cũng không cao.

Theo bà Lan, giải pháp lâu dài là tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng giá trị hàng hóa, thông qua đầu tư vào sản xuất, chế biến.
Trước tình hình này, Bộ Công thương nhận định sẽ khó có thể hoàn thành kế hoạch XK của năm 2012 là 109,5 tỉ USD khi đến nay, XK chỉ mới chạm mức 69,2 tỉ USD. Nếu muốn đạt kế hoạch, trong 5 tháng cuối năm còn lại phải XK bình quân 9,4 tỉ USD/tháng, một con số khá cao so với thông thường (bình quân kim ngạch XK mỗi tháng đạt 8,85 tỉ USD).

Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 7 của Bộ Công thương, Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải cho biết thêm các mặt hàng nhập khẩu chính của VN là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất cũng giảm, sẽ kéo giảm năng lực sản xuất trong những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, trong những tháng cuối năm, giá XK nhóm hàng nông lâm thủy sản khó có thể tăng.

Do vậy, để tăng kim ngạch XK, chỉ có thể dựa vào sự gia tăng về lượng. Thế nhưng việc tăng lượng cũng không đơn giản bởi nguyên phụ liệu sản xuất hạn chế. Đối với nhóm hàng công nghiệp chế biến, nếu các chính sách của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho DN phát huy tác dụng kịp thời thì tốc độ tăng trưởng các tháng còn lại mới có thể cao hơn các tháng đầu năm.

Thanh niên
Đăng ngày 20/08/2012
Đánh bắt

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 02:22 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 02:22 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:22 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 02:22 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:22 17/04/2024