Yếu tố hỗ trợ thủy sản phục hồi
Theo như nhận định của Vasep, tín hiệu rõ rệt nhất để thấy xuất khẩu thủy sản đang từng bước phục hồi là ở thị trường Trung Quốc. Trong đó, chỉ riêng tháng 7/2023, lượng thủy sản xuất khẩu sang quốc gia này đã tăng 45% so với cùng kỳ năm 2022, đạt gần 180 triệu USD.
Hiện có 3 yếu tố quyết định kịch bản xuất khẩu phát triển theo hướng lạc quan từ đây đến cuối năm:
- Thứ nhất: Diễn biến kinh tế tại các thị trường trên thế giới được dự báo vô cùng khả quan. Nhu cầu nhập khẩu của 2 nước Mỹ và Trung Quốc đang có xu hướng tăng trở lại. Do hàng hóa tồn kho đang vơi dần và nhu cầu mua sắm vào dịp cuối năm tăng cao.
- Thứ hai: Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đang được hỗ trợ vốn kịp thời. Tại ra các điều kiện kinh doanh, giữ nguồn cung nguyên liệu ổn định, đảm bảo nguồn hàng sẵn khi thị trường cho nhu cầu.
- Thứ ba: Các sản phẩm xuất khẩu của nước ta đang có nguồn cung ổn định, giá thành giảm, giá bán cạnh trước các nước khác.
Nếu như đúng với kịch bản thuận lợi này, 4 tháng còn lại của năm 2023, nước ta sẽ đạt trên 4 tỷ USD về xuất khẩu thủy sản.
Tại thị trường Mỹ, nhu cầu tiêu dùng thủy sản được dự báo sẽ hồi phục nhờ dấu hiệu hạ nhiệt của lạm phát. Theo một số khảo sát uy tín của Mỹ cho thấy, hàng tồn kho của cá da trơn size nhỏ tại Mỹ trong tháng 7/2023 đã giảm 8% so với cùng kỳ năm trước và giảm 22% so với giai đoạn đầu năm nay. Lạm phát hạ nhiệt tại Mỹ hỗ trợ phần nào nhu cầu tiêu dùng ăn uống, đặc biệt là hệ thống nhà hàng tại Mỹ mức tiêu thụ cá tra chiếm đến 70%.
Xuất khẩu thủy sản đi đúng kịch bản, đạt 9 tỷ USD trong năm 2023
Theo VASEP, dựa theo những yếu tố hỗ trợ trên, XK thủy sản năm 2023 sẽ đạt mốc trên 9 tỉ USD. Dự báo này được đưa ra dựa trên những yếu tố hỗ trợ xuất khẩu thủy sản hồi phục như đã nêu trên. Theo đó, thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang dần phục hồi, nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới đang tăng và chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam được cải thiện. Tôm và cá tra là hai mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam. Dự báo xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt 3,5-3,6 tỉ USD, tăng 10-15% so với năm 2022. Xuất khẩu cá tra dự kiến đạt 1,7-1,8 tỉ USD, tăng 10-15% so với năm 2022.
Ngoài tôm và cá tra, cá ngừ và mực, bạch tuộc cũng là hai mặt hàng xuất khẩu thủy sản có tiềm năng của Việt Nam. Dự báo xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc của Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt lần lượt 870 triệu USD và 650 triệu USD, tăng 20-25% so với năm 2022. Xuất khẩu cá biển của Việt Nam cũng được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2023. Dự kiến xuất khẩu cá biển của Việt Nam sẽ đạt 1,9-2 tỷ USD, tăng 10-15% so với năm 2022.
Như vậy, từ đây cho đến cuối năm, một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia... được coi là điểm sáng lạc quan cho sản phẩm thủy sản chế biến sâu của Việt Nam. Bên cạnh đó, một số thị trường tại khu vực Đông Nam Á được đánh giá là tiềm năng vì có nền kinh tế ổn định hơn, lạm phát thấp hơn cộng với lợi thế vị trí địa lý thuận lợi.