Xuất khẩu thủy sản cần nguồn cung lớn từ nguyên liệu nhập khẩu

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), để phục vụ cho xuất khẩu (XK), năm 2019, nguyên liệu thủy sản nhập khẩu (NK) của Việt Nam có thể lên tới 1,8 tỷ USD.

Xuất khẩu thủy sản cần nguồn cung lớn từ nguyên liệu nhập khẩu
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H

Mỗi tháng NK nguyên liệu gần 150 triệu USD

Với sự phát triển mạnh của ngành chế biến và XK thủy sản, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của Việt Nam ngày càng gia tăng, trong khi sản xuất nguyên liệu trong nước có tính mùa vụ và không đáp ứng được hết nhu cầu gia tăng XK. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vừa tăng cường thu gom nguyên liệu trong nước, vừa chọn giải pháp linh hoạt và hiệu quả NK nguyên liệu thủy sản để sản xuất xuất khẩu (SXXK) và gia công xuất khẩu (GCXK).

Thực tế cho thấy, tăng trưởng kim ngạch XK của ngành thủy sản Việt Nam trong các năm qua có sự đóng góp không nhỏ của việc NK nguyên liệu để SXXK và GCXK.

Theo ông Trương Đình Hòe, với 90-95% thủy sản NK dạng nguyên liệu tươi/đông lạnh, từ năm 2011 đến nay, NK thủy sản vào Việt Nam tăng đều đặn, từ 541 triệu USD năm 2011 lên 1,7 tỷ USD năm 2018. Nửa đầu năm 2019, NK thủy sản vào Việt Nam vẫn tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm 2018, đạt trên 879 triệu USD. Giá trị NK hàng tháng trung bình khoảng gần 150 triệu USD. Ước tính năm 2019, NK thủy sản của Việt Nam có thể lên tới 1,8 tỷ USD.

Trong đó, nguyên liệu cá ngừ tăng 36% đạt 232 triệu USD, chiếm tỷ trọng cao nhất với 26%, mực, bạch tuộc tăng 20% đạt 71 triệu USD, cua ghẹ tăng gần gấp đôi lên 31 triệu USD, cá biển khác tăng 10% lên 368 triệu USD và chiếm gần 42% NK…Trong khi đó, NK tôm giảm mạnh (-42%) đạt 151 triệu USD, chiếm 17% NK.

Riêng các sản phẩm tươi/đông lạnh NK phục vụ chế biến XK chiếm 94% tổng giá trị NK thủy sản với 822 triệu USD. Việt Nam NK nhiều nhất là các loại cá biển tươi/đông lạnh nguyên con, chiếm 33%

Những con số thực tế NK cho thấy trên 90% khối lượng thủy sản NK là dạng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất XK và gia công XK và gia công cho các công ty nước ngoài.

Xu hướng tất yếu

Theo đánh giá của VASEP, NK thủy sản để SXXK và GCXK - xu hướng tất yếu để duy trì và phát triển vị thế Việt Nam trên thị trường thế giới.

Trong nhiều năm qua, nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước cho chế biến XK thiếu hụt so với nhu cầu đặt hàng của thế giới, việc NK nguyên liệu để SXXK và GCXK là sự bù đắp cần thiết và quan trọng cho kim ngạch XK thủy sản, củng cố năng lực cạnh tranh, uy tín DN và vị thế của ngành chế biến XK thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Nguồn nguyên liệu NK để SXXK và GCXK ngày càng đem lại giá trị kim ngạch cao hơn và đóng góp tỷ trọng gia tăng trong tổng XK thủy sản của Việt Nam. Đặc biệt trong 5 năm gần đây, tỷ trọng của giá trị XK thủy sản từ nguyên liệu NK trong tổng kim ngạch XK tăng từ 24-30%, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước XK thủy sản lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Na Uy.

Sản lượng hải sản khai thác trong những năm qua tăng trưởng không lớn, và trong số đó cũng chỉ một tỷ lệ nhất định cập cảng đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng cho chế biến XK. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của khí hậu, thiên tai nên mùa vụ có sự thay đổi, nguồn cá di cư, đến mùa vụ DN không mua được nguyên liệu để dự trữ chế biến trong năm, DN không chủ động được nguồn hàng nên nhiều trường hợp đã bỏ lỡ hợp đồng với khách hàng. Một số sản phẩm chủ lực, có uy tín của Việt Nam hiện nay gần như không còn như: cá trích, cá mòi, cá bánh đường, cá thầy bói...và ít dần đi như: cá đuối, cá hố, cá bò da, cá đổng, cá gáy, mực – bạch tuộc....

Do vậy, việc nhập khẩu nguyên liệu để SXXK và GCXK là một giải pháp tối ưu lợi thế công nghệ và công suất chế biến để các nhà máy tạo ra nguồn bổ sung cho nguyên liệu sản xuất trong nước, giải quyết về cơ bản tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến XK, khắc phục tính mùa vụ của cung ứng nguyên liệu tại chỗ, đảm bảo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục vạn người lao động trong các nhà máy, tạo điều kiện để các DN Việt nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế quốc tế.

Từ một nước XK thủy sản đứng thứ 6 thế giới từ cách đây 20 năm, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 sau 10 năm và trong 10 năm gần đây đã vượt qua Thái Lan trở thành nước XK thủy sản đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Na Uy. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, trước những thách thức về áp lực cạnh tranh giá XK, sự điều chỉnh trong phân công lao động quốc tế hiện nay việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để SXXK và GCXK là giải pháp vĩ mô và cần thiết để đưa Việt Nam thâm nhập sâu vào nền kinh tế và thương mại thủy sản thế giới, tạo bước chuyển mới về chất cho công nghiệp thủy sản, đưa nước ta lên vị thế mới trên thị trường quốc tế.

Việc cải thiện tình hình sản xuất nguyên liệu theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng không phải là công việc có thể giải quyết trong một thời gian ngắn, do vậy, việc NK nguyên liệu để SXXK và GCXK cần được đánh giá như một đề án để khắc phục những khó khăn về nguồn cung thủy sản, thúc đẩy tăng trưởng XK thủy sản, đem lại lợi ích cho người lao động, ngành thủy sản và lợi ích quốc gia.

“Với công nghệ chế biến tốt, công suất lớn và lực lượng lao động có tay nghề cao, cần tạo điều kiện khích lệ cho các DN tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu trong nước và linh hoạt trong việc sử dụng nguồn NK SXXK và GCXK”- Tổng thư ký Trương Đình Hòe đề xuất.

Hải Quan Online
Đăng ngày 01/10/2019
Lê Thu
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 08:25 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 08:25 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 08:25 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 08:25 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 08:25 27/04/2024