Xuất khẩu thủy sản đầu năm tăng mạnh

Đặt mục tiêu bằng với con số xuất khẩu (XK) trong năm 2013 là 6,7 tỷ USD, ngay từ những tháng đầu tiên của năm 2014, ngành thủy sản đã nhận nhiều tín hiệu lạc quan khi sản lượng, giá trị và giá cả XK đều tăng.

thu hoạch thủy sản
Thu hoạch thủy sản ở tỉnh Tiền Giang.

Vui như Tết...

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (Vasep), kết thúc tháng 1/2014, XK thủy sản cả nước ước đạt gần 600 triệu USD, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2013. Sau thời gian trầm lắng, hiện cá tra đang có những tín hiệu cho thấy sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt ở những thị trường truyền thống như châu Âu. Những thị trường mới như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á… cũng đang được các doanh nghiệp trong nước gia tăng XK. Riêng con tôm vẫn đóng vai trò chủ lực trong cán cân XK thủy sản khi được bán với giá cao, được nhiều nhà nhập khẩu săn đón. “Năm nay chúng tôi tin sẽ đạt con số XK như kế hoạch đề ra, từ 6,7-6,8 tỷ USD, trong đó XK tôm kỳ vọng sẽ đạt được con số bằng hoặc cao hơn năm qua, khoảng 3,1 tỷ USD”, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Vasep cho hay.

Những ngày này, người nuôi tôm ở các khu vực trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long như Cà Mau, Sóc Trăng… đang “vui như Tết”. Tôm thẻ chân trắng và tôm sú đang có giá cao kỷ lục lại dễ bán đã tạo động lực cho người dân toàn tâm toàn ý đầu tư ao đầm cho vụ nuôi mới. Hiện giá thu mua tôm sú loại 20 con/kg ở mức 320.000 đồng/kg; loại 40 con/kg giá 220.000 đồng/kg… Còn tôm thẻ chân trắng, loại 60 con/kg có giá tới 180.000 đồng/kg, loại 80 con/kg, giá 150.000 đồng/kg… Riêng giá cá tra XK đã tăng thêm từ 20-30 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2013. Nhờ tăng trưởng XK, năm nay rất nhiều doanh nghiệp chế biến đã bắt tay vào sản xuất ngay từ mùng 4 Tết (3/2 dương lịch) nhằm kịp tiến độ giao hàng cho các đối tác đã đặt đơn hàng từ cuối năm.

Nhưng không chủ quan

Dù đang được thị trường săn đón, nhưng các doanh nghiệp XK thủy sản cho rằng trong thời gian tới, con tôm có thể sẽ bị ảnh hưởng do Thái Lan đang phục hồi XK. Năm qua, con tôm Việt Nam bất ngờ “vượng” về giá là do nguồn cung cấp tôm hàng đầu thế giới Thái Lan bị dịch bệnh EMS hoành hành. Chính điều này đã tác động khiến tôm trong nước được giá, được mùa, tạo nên giá trị XK cao. Các chuyên gia trong ngành lo ngại, giá tôm tăng cao rất dễ làm phát sinh tình trạng nuôi tôm tự phát kéo theo sự lơ là về vệ sinh an toàn thực phẩm, dẫn đến việc tiêu thụ khó khăn.

“Do những vùng nuôi tôm đã được sử dụng triệt để nên sản lượng tôm năm 2014 sẽ tăng. Tuy nhiên, theo tôi giá sẽ khó cao như năm qua và điều mà ngành chức năng cần quan tâm triển khai là thực hiện việc quy hoạch thủy lợi, quy hoạch diện tích từng vùng nuôi, tìm cách hạn chế rủi ro dịch bệnh. Với thị trường Trung Quốc, chúng ta phải theo dõi để kịp thời có giải pháp chấn chỉnh. Các địa phương cần kiểm soát hoạt động của thương lái, từ đó có những cân đối về sản lượng phục vụ XK sao cho hạn chế được tình trạng thiếu hụt nguyên liệu tôm XK như trong năm 2013”, ông Trần Văn Lĩnh, TGĐ Công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, nhận định.

Trong khi đó, ngay đầu năm, cá tra đã phải đối mặt với hai rào cản là Nga tạm dừng nhập khẩu và quy định mới ở thị trường Mỹ. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực làm việc với đối tác để có thể khôi phục XK sang Nga. Ngày 8/2, Mỹ đã thông qua Dự luật trang trại mới, trong đó điều đáng lo nhất là nước bạn sẽ tổ chức kiểm tra từ quy trình sản xuất đến việc đóng gói, XK đối với các sản phẩm cá da trơn Việt Nam. Theo các doanh nghiệp XK thủy sản, đạo luật trên sẽ ít tác động đến hoạt động XK cá tra. Nguyên nhân do hiện hầu hết các vùng nuôi cá tra của Việt Nam đã đạt các chứng nhận quốc tế về nuôi trồng, cũng như trách nhiệm xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm… như quy định của Mỹ. Nhìn xa hơn, đây là dịp để người nuôi cá, doanh nghiệp nghiêm túc nhìn lại mình từ đó có hướng đầu tư bền vững hơn.

“Phải nói là chúng ta không bất ngờ với đạo luật này vì nó đã được chuẩn bị đưa vào luật từ năm 2008. Điều chúng ta đang quan tâm là phía Mỹ sẽ đưa ra những điều kiện về nuôi trồng, chế biến, nhãn mác và vấn đề kiểm soát có phù hợp hay không? Tuy nhiên chúng ta cũng không lơ là mà bằng nhiều kênh đang tích cực vận động để những quy định mới của Mỹ tương thích trong điều kiện Việt Nam đang nỗ lực bền vững hóa ngành nuôi cá. Nhưng ít nhất đến đầu năm 2015 Mỹ mới triển khai quy định này nên năm nay các doanh nghiệp trong nước vẫn có thể yên tâm XK như hiện nay”, ông Hòe nói thêm.

Báo Tin Tức, 24/02/2014
Đăng ngày 24/02/2014
Lê Nghĩa
Kinh tế

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 09:34 18/10/2024

Giá tôm nguyên liệu xuất khẩu tăng dần ở các thị trường (Mỹ, TQ, EU)

Tình hình giá tôm và xuất khẩu tôm tăng ở một số thị trường như: Mỹ, Trung Quốc, EU,... là một tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản Việt Nam khi bước sang giai đoạn chạy nước rút quý IV.

Tôm thẻ
• 10:17 15/10/2024

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 14:03 08/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 10:59 08/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 13:16 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 13:16 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 13:16 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 13:16 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 13:16 18/10/2024
Some text some message..