Xuất khẩu thủy sản đầu năm tăng mạnh: Doanh nghiệp thủy sản thu lợi, người nuôi vẫn lỗ

Hai tháng đầu năm, hoạt động xuất khẩu thủy sản khá sôi động nhờ giá tăng, lượng hợp đồng nhiều hơn những năm trước. Tuy nhiên, chỉ có các DN xuất khẩu có lời, còn người nuôi cá tra, tôm vẫn đang chịu thua lỗ.

che bien ca tra hung vuong
Chế biến cá tra xuất khẩu ở Công ty Hùng Vương

Nhiều đơn hàng mới

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho hay, sau thời gian dài trầm lắng, hiện đơn hàng xuất khẩu cá tra sang các nước Liên minh châu Âu (EU) đang dần tăng lên. Điều đáng mừng là giá xuất khẩu cá tra sang thị trường này cũng có dấu hiệu tăng, hiện ở mức 2,6 – 2,7 USD/kg, tăng khoảng 0,2 USD/kg so với hồi cuối năm 2012.

Theo giải thích của VASEP, nguyên nhân khiến cá tra VN có giá hơn tại EU là do thị trường này đòi hỏi cao về chất lượng, hiện các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng ở châu Âu có xu hướng sử dụng các sản phẩm thủy sản có chứng nhận rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng. Điều này doanh nghiệp (doanh nghiệp) thủy sản VN đang dần đáp ứng được khi thời gian qua nhiều vùng nuôi có được tiêu chuẩn bền vững của ASC, đảm bảo cá tra được nuôi tốt hơn và người nuôi có trách nhiệm với môi trường...

Ông Nguyễn Văn Ký - Tổng Giám đốc Công ty Agifish (An Giang) cũng cho biết công ty vừa ký được hợp đồng xuất khẩu 3.000 tấn cá da trơn sang Đức, đạt giá trị 8 triệu USD.

Điều đặc biệt, theo VASEP, hiện giá cá tra có chứng chỉ của Hội đồng Nuôi trồng thủy sản bền vững châu Âu (ASC) đang được bán ở EU có giá cao hơn cá không có chứng nhận ASC. Cụ thể tại các siêu thị của Đức, Pháp, giá cá tra philê đông lạnh có ASC có giá từ 10 - 12 euro/kg, cao hơn cá tra không có ASC từ 4 – 5 euro/kg.

Cùng với cá tra, mặt hàng tôm VN cũng đang có những dấu hiệu khởi sắc khi giá xuất khẩu những tháng đầu năm tăng thêm từ 20 cent/kg, đơn hàng nhập khẩu của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Ông Trần Văn Lĩnh – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thuận Phước (Đà Nẵng) giải thích, do kỳ nghỉ lễ dịp đầu năm của các nước năm nay kéo dài, thời tiết lại ấm hơn so với trước nên nhu cầu sử dụng thủy sản tăng. Trong khi đó, khủng hoảng kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp không dám trữ hàng tồn kho, khi nhu cầu thị trường tăng, ngay lập tức họ phải đẩy mạnh nhập khẩu để có sản phẩm cung ứng cho thị trường.

Người nuôi vẫn lỗ

Tình hình xuất khẩu tăng cũng đã khiến hoạt động tiêu thụ thủy sản trong nước sáng sủa hơn, giá cá, tôm nguyên liệu do đó cũng tăng theo. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, ngành nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản trong nước vẫn chưa giải quyết được những vấn đề căn cơ nhất, người nuôi do đó vẫn chưa có lời từ hoạt động nuôi thủy sản.

Cụ thể, nhiều hộ nuôi cá tra ở các tỉnh ĐBSCL cho biết, từ sau tết đến nay giá cá tra trong nước tăng lên khoảng 1.000 – 2.000 đồng/kg, hiện dao động ở mức 21.000 – 23.000 đồng/kg tùy kích cỡ. Trong khi đó, mặt hàng tôm nguyên liệu cũng liên tục tăng giá do nhu cầu thu mua của các doanh nghiệp tăng mạnh. Giá tôm sú loại 1 hiện đã chạm mức 280.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng cũng được thương lái thu mua với giá từ 110.000 - 120.000 đồng/kg tùy kích cỡ, chất lượng sản phẩm.

Ông Cao Lương Tri - người nuôi cá tra ở xã Mỹ Hòa Hưng, TP.Long Xuyên, Đồng Tháp cho biết, giá thành nuôi 1kg cá tra hiện nay đã là 23.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ông đã bán hết cá từ một tuần trước với giá 21.000 đồng/kg, lỗ 2.000 đồng/kg. “Dù giá cá tăng nhưng tui cũng như nhiều hộ nông dân khác vẫn không ham thả vụ mới. Hơn nữa, giá cá tra giống cũng đang tăng nên chi phí cao mà gia đình thì cạn vốn rồi” - ông Tri than thở.

Ông Nguyễn Đức (ngụ xã Hòa Điền, Kiên Lương, Kiên Giang) cũng cho biết, dù giá tôm hiện tăng mạnh nhưng do đây là thời điểm trái vụ, rất ít bà con có tôm nguyên liệu để bán. Do đó, việc nhờ giá cao kiếm chút lãi để bù lỗ là chuyện không xảy ra. “Cứ khi giá cao thì mình không có hàng để bán, mà vài tháng nữa vào vụ thu hoạch chính, giá tôm chắc chắn sẽ tụt dài, nông dân lỗ tơi bời cho xem” - ông Đức nói.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản tháng 2 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.

Dân Việt
Đăng ngày 14/03/2013
Thuận Hải - Ngọc Minh
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 20:36 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 20:36 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 20:36 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:36 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 20:36 25/11/2024
Some text some message..