Xuất khẩu thủy sản gặp nguy vì mối lo hóa chất

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bị nhiều nước trả về đa số bởi phát hiện các tác nhân hóa học, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe NTD.

thuy san chua khang sinh
Thủy sản chứa kháng sinh ảnh hưởng tới sức khỏe nên bị khách hàng quốc tế trả về

Tham gia diễn đàn về "Vấn đề VSATTP từ việc lạm dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp" do Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam tổ chức hôm 8/6, ông Vi Thế Đang, Thư ký Ban phát triển thủy sản bền vững, Hội Nghề cá Việt Nam đã chứng minh những mối nguy về hóa học ảnh hưởng lớn tới thị trường và uy tín xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

"Những quốc gia nhập khẩu thủy sản khi phát hiện mối nguy hóa học thì hầu hết là tiêu hủy lô hàng tại chỗ và cấm nhập khẩu hàng của chủ lô hàng cho đến khi chủ lô hàng và cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu có văn bản khẳng định đã tìm được nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Hơn nữa, mối nguy hóa học còn nguy hiểm hơn bởi tác hại của chúng thường là ảnh hưởng tới hệ thần kinh, suy gan, suy thận và rất nhiều trường hợp là gây ung thư", ông Đang cho hay.

Ngoài tác nhân hóa học, tác nhân sinh học và vật lý cũng là những nguyên nhân khiến thực phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn đề xuất khẩu nhưng cách khắc phục đối với những lô hàng này đơn giản hơn.

Giao đoạn năm 2010-2015, theo thống kê từ các lô hàng xuất đi EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc cho thấy, có 323 lô hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam không đảm bảo các tiêu chuẩn ATTP. Trong đó, 204 lô hàng được xác định là có tác nhân gây nhiễm bởi mối nguy hóa học.

Đặc biệt, qua các nghiên cứu, đánh giá, trong các lô hàng không đạt chuẩn ATTP trên, lượng CAP, NTr, MG, Aflatoxin được xét nghiệm trong thủy sản đều không đạt chuẩn. Số lô hàng chứa các dư lượng này lên tới 138/204 lô. Những chỉ tiêu chất lượng này được xác định là do con người can thiệp vào trong quá trình nuôi thủy sản.

Đại diện Hội Nghề cá nhận xét, Việt Nam sử dụng kết quả của các nước quy định chỉ tiêu đưa vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm khi Việt Nam chưa có đánh giá nguy cơ là cần thiết.

Bên cạnh đó, việc quy định mức dư lượng giới hạn bằng “0” khi không kèm theo thiết bị và phương pháp phân tích dẫn tới sự không minh bạch và khó khăn cho sản xuất.

Những khó khăn của cơ sở sản xuất thuốc thú y, sản phẩm xử lý chất thải môi trường ở chỗ: Thuốc thú y cho ĐV trên cạn, thủy sản do Cục Thú y quản lý. Sản phẩm xử lý chất thải môi trường do Trung tâm 3K, Tổng cục Thủy sản quản lý. Cùng là hóa chất, kháng sinh nhưng thuốc thú y cho ĐV trên cạn cho phép dùng, thủy sản lại cấm dùng, nhưng Y tế sử dụng tự do.

Về việc xây dựng danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trên thế giới, đối với các quốc gia EU, Mỹ, Nhật Bản thì đánh giá nguy cơ và trình bày kết quả tại Ủy ban Codex, nếu được chấp nhận thì đưa vào Web-site của Codex để áp dụng thống nhất trên toàn thế giới; Trường hợp chưa được Codex chấp nhận thì công bố kết quả đánh giá nguy cơ được đăng tải trên Web-site của cơ quan công quyền về kiểm soát an toàn thực phẩm của quốc gian đó.

Đến thời điểm này chúng ta chưa tự tổ chức đánh giá nguy cơ về hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng mà thu thập danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng các quốc gia EU, Mỹ và những năm gần đây có thêm Nhật Bản. Những quốc gia này cấm chất nào chúng ta đưa vào danh sách cấm chất đó.

Hội nhập sâu nhưng chưa có kiểm soát

Ông Vi Thế Đang nêu kết luận, hiện nay Việt Nam đã ký 10 Hiệp định hội nhập sâu kinh tế Việt Nam với thế giới, điểm chung của 10 Hiệp định đối với thực phẩm nói chung, thủy sản nói riêng có thuận lợi song tồn tại không ít khó khăn.

xk mang gia tri cao
Xuất khẩu mang giá trị cao nhưng không kiểm soát được kháng sinh trong thủy sản.

Về mặt thuận lợi: Rào cản hạn ngạch (còn gọi là quơta) được dỡ bỏ; Cùng một mặt hàng áp dụng một mức thuế rất thấp hoặc mức thuế bằng 0. Nhưng khó khăn ở chỗ, để xuất khẩu được thực phẩm nói chung, thủy sản nói riêng vào các quốc gia thành viên của Hiệp định chúng ta phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hiệp định SPS (Rào cản an toàn bệnh dịch động, thực vât và an toàn thực phẩm). Đây chính là thách thức lớn nhất cho hàng nông sản nói chung, thủy sản nói riêng của Việt Nam khi các hiệp định này hiệu lực

Việc kiểm soát an toàn thực phẩm nói chung, kiểm soát hóa chất, kháng sinh cấm và được phép sử dụng của Việt nam còn nhiều điểm khác biệt so với quy định của Hiệp định SPS của Tổ chức thương mại thế giới và khác biệt so với các quốc gia tiên tiến đồng thời cũng là những quốc gia ký Hiệp đinh hội nhập sâu với Viêt Nam.

Báo Đất Việt, 14/06/2016
Đăng ngày 14/06/2016
Kinh tế

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 09:53 08/01/2025

Ngành cá ngừ đứng trước cơ hội “vàng” để tăng xuất khẩu sang UAE

Việc ký kết Hiệp định Đối tác giữa Việt Nam - UAE (CEPA) đang mở ra một chương mới cho ngành cá ngừ Việt Nam, đặc biệt trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Cá ngừ
• 09:58 07/01/2025

Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2024 đạt 1,9 tỷ USD và đang có nhiều cơ hội khi bước vào năm 2025. Tuy nhiên, để khai thác thị trường thủy sản lớn nhất thế giới này, thủy sản Việt Nam phải thay đổi nhiều mặt.

Xuất khẩu thủy sản
• 10:06 06/01/2025

Xuất khẩu tôm của Việt Nam chậm lại do các thị trường chính cắt giảm mua hàng

Trong năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đã trải qua nhiều biến động lớn khi các thị trường chính cắt giảm mua hàng do nhiều yếu tố kinh tế và nhu cầu thấp. Theo dữ liệu thống kê gần đây, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng trong tháng 11 đã giảm so với tháng 10, một tháng tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, tính từng góp trong năm, xuất khẩu tôm thẻ vẫn tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tôm sú đến lại giảm 5%.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 31/12/2024

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 19:16 09/01/2025

Cá cảnh mini: Thú chơi nhỏ nhưng ý nghĩa lớn

Nuôi cá cảnh mini đang trở thành một xu hướng phổ biến, không chỉ bởi sự tiện lợi mà còn nhờ vào giá trị tinh thần mà nó mang lại. Những chú cá nhỏ xinh không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn góp phần giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư thái cho chủ nhân. Hãy cùng khám phá ý nghĩa đặc biệt của thú chơi này cùng mình nhé!

Cá cảnh mini
• 19:16 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 19:16 09/01/2025

Tạo đồ trang sức từ vảy cá: Nghệ thuật biến phế phẩm thành kho báu

Khám phá nghệ thuật sử dụng vảy cá để tạo nên những món trang sức độc đáo, thân thiện với môi trường và tiềm năng phát triển trong ngành công nghiệp thời trang bền vững. Những món trang sức này không chỉ thể hiện vẻ đẹp sáng tạo mà còn góp phần làm giảm thiểu rác thải từ ngành thủy sản, mở ra cơ hội mới trong lĩnh vực thời trang bền vững và ý thức bảo vệ môi trường.

Hoa tai
• 19:16 09/01/2025

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 19:16 09/01/2025
Some text some message..