Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Australia có nhiều thuận lợi

Với dân số hơn 23 triệu người, có nền kinh tế phát triển, nhu cầu nhập khẩu thủy sản lớn... Australia thật sự là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Nhưng để thành công, các nhà xuất khẩu nước ta cần nỗ lực hơn nữa trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác quảng bá cũng như đa dạng hóa sản phẩm.

xuất khẩu tôm, Australia
Ảnh minh họa

Còn nhiều cơ hội

Hàng năm, Australia nhập khẩu khoảng 200.000 tấn thủy sản, trong đó Việt Nam chiếm khoảng 1/4. Năm 2012, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia đạt trên 182 triệu USD.

Trong 5 tháng đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Australia đạt hơn 65,8 triệu USD, chiếm 2,78% tổng kim ngạch. Theo đó, hiện Australia là thị trường nhập khẩu lớn thứ 7 của thủy sản Việt Nam.

Ông Norman Grant - Chủ tịch Hiệp hội Nhập khẩu Thủy sản Australia (SIAA) cho biết, tôm là mặt hàng thủy sản nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Australia. Còn đối với cá tra, hiện Australia nhập khẩu khoảng 15.000 tấn/năm, tuy nhiên thời gian tới dự kiến sẽ tăng mức nhập khẩu lên 100.000 tấn/năm. Đây là cơ hội cho thủy sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.

Đánh giá về chất lượng thủy sản Việt Nam, ông Norman Grant nhận định, sản phẩm thủy sản Việt Nam đạt chất lượng rất tốt, hoàn toàn đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Australia, nhất là đối với cá tra. Các tiêu chuẩn chất lượng ở các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam đều theo chuẩn quốc tế. Bản thân SIAA cũng có những báo cáo đánh giá về tác động của chất lượng thủy sản nhập khẩu đối với người tiêu dùng Australia. Và đến nay không hề có bất cứ thông tin nào nói rằng, sử dụng thủy sản Việt Nam gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cần đảm bảo chất lượng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi khi đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Australia, chẳng hạn như: mức thuế xuất khẩu sang Australia hiện nay là 0%; chính sách thương mại và thuế của Australia khá minh bạch. Tuy nhiên, những thông tin sai sự thật của truyền thông nước ngoài về tôm, cá của Việt Nam không được nuôi trồng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hay dư lượng kháng sinh quá cao chính là rào cản mạnh mẽ nhất khi thâm nhập sang thị trường này.

Theo đó, VASEP khuyến cáo, các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển thị phần tại thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng này thì cần phải tìm hiểu kỹ và đặc biệt cần chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng hàng hóa; tăng cường chủ động giám sát, kiểm tra các cơ sở, hộ nuôi cung cấp nguyên liệu về việc sử dụng hóa chất, kháng sinh đúng quy định.

Còn theo chia sẻ của Trưởng đại diện Thương vụ Việt Nam tại Australia, Nguyễn Bảo, ngành thủy sản Việt Nam cần lưu ý đẩy mạnh ba biện pháp để tăng xuất khẩu vào thị trường Australia, đó là: đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại; tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm (một phần để chống lại một số thông tin không đúng sự thật về thủy sản Việt Nam). 

Song song với đó, cũng nên đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm bán thành phẩm, thành phẩm vì người tiêu dùng Australia thường không muốn mất nhiều thời gian trong khâu chế biến. Điều này vừa giúp đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, tăng khả năng thâm nhập thị trường, vừa nâng cao được hàm lượng giá trị gia tăng trên đơn vị sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

Bàn về biện pháp gia tăng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia, ông Norman Grant nhấn mạnh, đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá chất lượng sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại thị trường Australia là rất cần thiết. Người dân Australia bị ảnh hưởng bởi một số thông tin sai lệch về sản phẩm thủy sản Việt Nam và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều sản phẩm thủy sản chất lượng tốt của Việt Nam chưa xuất hiện nhiều trên bàn ăn của các hộ gia đình. 

Australia là thị trường nhập khẩu thủy sản đầy tiềm năng bởi hàng năm nước này phải nhập khẩu 70% lượng thủy sản cho tiêu dùng nội địa. Trong 10 năm tới, thị trường này có thể nhập khẩu thêm 1 triệu tấn thủy sản mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Đăng ngày 04/07/2013
Tuấn Kiệt
Kinh tế

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 23:14 05/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 23:14 05/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 23:14 05/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 23:14 05/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 23:14 05/02/2025
Some text some message..