Xuất khẩu tôm cạnh tranh gay gắt với hàng giá rẻ từ Ấn Độ

Giá tôm trên thế giới giảm mạnh, tôm Việt Nam mất ưu thế về giá tại các thị trường nhập khẩu chính, nhiều rào cản và chi phí sản xuất gia tăng... là những vấn đề lớn đối với xuất khẩu tôm trong quý 2 vừa qua.

xuat khau tom an do
Theo các doanh nghiệp, giá tôm sú Ấn Độ rẻ hơn nhiều so với giá tôm sú Việt Nam có thể do kỹ thuật nuôi và một phần do lãi suất tiền vay thấp cộng với rủi ro trong nuôi tôm của nông dân Ấn Độ thấp dẫn đến tổng chi phí đầu vào của tôm sú Ấn Độ thấp hơn

Hiện nay, Nhật Bản là thị trường duy nhất giữ được mức tăng trưởng dương nhưng sản phẩm tôm Việt Nam đang vướng phải rào cản Ethoxyquin và sự cạnh tranh quyết liệt từ tôm giá rẻ Ấn Độ. Điều này khiến việc xuất khẩu tôm vào Nhật Bản đã khó lại càng thêm khó!

Trong 4 thị trường nhập khẩu tôm trọng điểm của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, EU và Trung Quốc, chỉ có Nhật Bản còn duy trì mức tăng trưởng cao trong 6 tháng qua. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xác định Nhật Bản là lối thoát duy nhất trong bối cảnh hiện nay do nhu cầu tại các thị trường Mỹ, EU hay Trung Quốc đều không ổn định.

Ngoại trừ tháng 1 sụt giảm, các tháng còn lại trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản đều có mức tăng trưởng cao. Trong đó, tháng 2 tăng 50,4%, tháng 3 tăng 26,4%, tháng 4 tăng 31,1%, tháng 5 tăng 52,5% và tháng 6 tăng 23,7%.

Hai năm qua, sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đã bị cơ quan thẩm quyền nước này tăng cường kiểm tra, kiểm soát dư lượng các loại hóa chất, kháng sinh. Năm 2010, Nhật Bản kiểm soát chất Trifluralin, sau đó chất Enrofloxacin với dư lượng cho phép thấp hơn 10 lần so với các nước trong khối EU.

Đến ngày 18/5/2012, Nhật Bản lại quyết định kiểm tra chỉ tiêu Ethoxyquin đối với 30% các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức giới hạn cho phép là 0,01ppm (10ppb). Tuy nhiên, con đường vào Nhật Bản của tôm Việt Nam ngày càng trở nên khó khăn bởi ngoài rào cản kỹ thuật, tôm Việt Nam còn phải cạnh tranh rất quyết liệt với tôm giá rẻ của Ấn Độ đang gia tăng thị phần nhanh chóng trong năm 2011 và các tháng đầu năm 2012 nên việc hạ giá bán để cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.

Cuối tháng 6/2012, giá tôm sú Ấn Độ, loại tôm nhập khẩu chính vào Nhật Bản đã giảm 20%. Nhu cầu tôm sú trên thị trường đang thấp, trong khi nguồn cung tôm từ Ấn Độ dự kiến sẽ tăng khi nước này bước vào vụ thu hoạch chính từ giữa tháng 8 tới. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang chuyển sang sử dụng tôm chân trắng thay cho tôm sú cũng góp phần giảm giá bán mặt hàng này.

Tôm sú Ấn Độ thường được bán với số lượng lớn tại các siêu thị phía Tây Nhật Bản với giá bán buôn dự kiến đạt 1.600 yên/1,8 kg, giảm khoảng 20% so với đầu năm nay.

Giá tôm xuất khẩu thế giới đang có nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến giá tôm tại thị trường Nhật Bản, cộng với giá tôm xuất khẩu của Ấn Độ rẻ hơn tôm sú Việt Nam bình quân từ 20 – 25% khiến cho tôm Việt Nam càng thêm khó khăn. Giá tôm sú từ Việt Nam và Indonesia cũng giảm khoảng 10%.

Một số công ty thương mại ở Nhật Bản dự đoán, giá tôm sú sẽ giảm nữa trong tháng 7, 8 và các tháng tiếp theo khi Ấn Độ vào chính vụ thu hoạch. Theo các doanh nghiệp, giá tôm sú Ấn Độ rẻ hơn nhiều so với giá tôm sú Việt Nam có thể do kỹ thuật nuôi và một phần do lãi suất tiền vay thấp cộng với rủi ro trong nuôi tôm của nông dân Ấn Độ thấp dẫn đến tổng chi phí đầu vào của tôm sú Ấn Độ thấp hơn.

Hiện nay, đa phần các công ty xuất khẩu tôm vào Nhật Bản không xuất bán ở dạng tôm nguyên liệu mà phần lớn là hàng giá trị gia tăng, có những công ty xuất khẩu 100% hàng giá trị gia tăng. Trong khi đó, Ấn Độ chỉ đơn thuần bán tôm nguyên liệu, nhờ vậy mà tôm Việt Nam vẫn duy trì lợi thế ở thị trường Nhật Bản.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chế biến Thuỷ sản Út Xi, việc tôm Việt Nam bị tôm giá rẻ Ấn Độ cạnh tranh tại Nhật ngày càng tăng đang gây lo ngại cho các doanh nghiệp khi Nhật Bản so sánh giá bán tôm thành phẩm của Việt Nam và tôm nguyên liệu của Ấn Độ. Nếu có sự chênh lệch lớn, họ sẽ cho rằng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam quá cao và sẽ mua nguyên liệu của Ấn Độ về sản xuất tại Nhật. Khi đó, lợi thế tôm giá trị gia tăng của Việt Nam sẽ không còn.

“Cho đến bây giờ, chúng tôi cũng chưa có giải pháp gì để đối phó với tình hình ở thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm giá trị gia tăng vào Nhật chỉ biết trông chờ vào thương hiệu và uy tín của công ty để giữ chân khách hàng”, ông Tuấn Anh chia sẻ.

Trong số 5 nước cung cấp tôm nhiều nhất cho thị trường Nhật Bản các tháng đầu năm nay là Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc (chiếm trên 79% tổng nguồn cung tôm cho Nhật Bản), Ấn Độ là nước duy nhất có mức tăng trưởng xuất khẩu trên 2 con số với 27,9%. xuất khẩu tôm Thái Lan sang Nhật Bản trong giai đoạn này giảm 5,1%, Trung Quốc giảm 11,5%, Việt Nam chỉ tăng 3,6% và Indonesia tăng 1,3%.

Bên cạnh chính sách giá tốt và nguồn cung tốt, không thể không nhắc tới chất lượng tôm Ấn Độ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ưu điểm của tôm sú Việt Nam là không có mùi bùn và được đánh giá là chất lượng ngon hơn tôm sú Ấn Độ. Tuy nhiên, đây lại không phải là yếu tố quan trọng giúp tôm Việt Nam có thể gia tăng thị phần trên thị trường Nhật Bản.

Sáu tháng đầu năm 2012, theo Hệ thống Cảnh báo thực phẩm nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản, có tới 36 lô tôm của Việt Nam bị cảnh báo trong khi Ấn Độ chỉ có 2 lô tôm bị cảnh báo vì dư lượng kháng sinh AOZ.

Thời báo Kinh tế Việt Nam
Đăng ngày 20/08/2012
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025

Lườn cá hồi: Tốt hay hại cho sức khỏe người tiêu dùng

Lườn cá hồi, phần thịt bụng béo ngậy, mềm mại, luôn được bà con Việt Nam yêu thích trong các bữa ăn gia đình hay nhà hàng sang trọng. Với hương vị đậm đà, lườn cá hồi không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn liệu phần này có thực sự tốt cho sức khỏe hay tiềm ẩn rủi ro?

Lườn cá hồi
• 15:03 27/04/2025

Cộng đồng mạng thích thú trước món cua Dương Quá độc lạ

Gần đây, cộng đồng mạng (CĐM) không khỏi xôn xao khi một món ăn độc đáo, "cua cùi," trở thành chủ đề nóng được chia sẻ rầm rộ. Với tên gọi nghe có vẻ lạ lẫm, món cua này đã khiến không ít người ngạc nhiên bởi không chỉ là món ăn độc đáo mà còn chứa đựng một câu chuyện thú vị và đầy bất ngờ.

Cua
• 15:03 27/04/2025

Siết chặt quản lý khai thác thủy sản năm 2025

Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển có ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á.

Tàu cá
• 15:03 27/04/2025

Ảnh hưởng của bọt khí siêu nhỏ lên tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm tại Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ bong bóng nano oxy và ozone trong kiểm soát bệnh, thông qua thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa bong bóng thường và bong bóng nano trên tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu nhằm tìm giải pháp thay thế kháng sinh, cân bằng giữa hiệu quả diệt khuẩn và an toàn cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:03 27/04/2025

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:03 27/04/2025
Some text some message..