Xung điện đang “giết” dần Tam Giang

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên - Huế với diện tích hơn 22.000ha, là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Nơi đây là nguồn sinh kế của khoảng 300 nghìn cư dân sinh sống trên sông nước và ven bờ. Tuy nhiên, những năm gần đây do sự đánh bắt quá mức của con người, đặc biệt trình trạng khai thác thuỷ sản bằng xung điện… khiến nhiều loài cá tôm bị cạn kiệt và mất dần.

ca tôm phá tam giang
Cá tôm trên phá Tam Giang ngày càng cạn dần khiến việc đánh bắt của ngư dân gặp nhiều khó khăn.

Ông Hà Văn Dân, Trưởng thôn Phước Lập (xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền) cho hay: Thôn Phước Lập có 162 hộ sống dựa vào nuôi trồng thủy sản và đánh bắt bằng chài lưới trên phá Tam Giang. Nhưng hiện nay, lượng cá, tôm đã giảm nhiều do đánh bắt trái phép bằng giả cào, xung điện quá mức. Đêm nào cũng có từ 15- 20 ghe thuyền từ nơi khác đến dùng xung điện công suất lớn ngang nhiên đánh bắt cá, tôm, cua... ở phá Tam Giang qua các xã Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành (huyện Quảng Điền)...    

Nạn đánh bắt bằng xung điện hoành hành trên phá Tam Giang đã khiến người đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề và môi trường sinh thái đầm phá bị hủy hoại nghiêm trọng.  Ông Lê Quang Trung, Trưởng Công an xã Quảng Phước, cho biết: “Do các đối tượng từ các địa phương khác đến khai thác, nên việc truy bắt, xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, địa phương thiếu cả lực lượng lẫn phương tiện để truy bắt. Đánh bắt bằng xung điện trở thành vấn nạn, nếu muốn triệt phá thì tất cả mọi địa phương cùng làm; chứ chỗ này truy quét mà chỗ khác bỏ ngỏ thì cũng như không”...

Trước sự lộng hành của những đối tượng đánh bắt xung điện đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng chỉ đạo Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế  điều tra, truy tố các đối tượng. Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho hay, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thành lập 7 khu bảo tồn thuỷ sản trên phá Tam Giang-Cầu Hai với diện tích bảo vệ nghiêm ngặt là 222,7 ha và giao cho 7 Chi hội nghề cá ở các địa phương ven phá quản lý bảo vệ.

Ngoài ra, có 22 Chi hội nghề cá được UBND các huyện cấp các quyền khai thác thuỷ sản thông thường trong vùng đầm phá kết hợp với bảo vệ ngăn chặn nạn đánh bắt trái phép. Khoảng 2 năm nữa, sẽ cấp hết 100% diện tích thuỷ vực ở vùng đầm phá cho các chi hội nghề cá quản lý, bảo vệ. Đến lúc đó sẽ hạn chế được nạn đánh bắt bằng xung điện.

Cũng theo ông Bình, việc nguồn thuỷ sản cạn kiệt dần, nguyên nhân do việc đánh bắt một cách ồ ạt và thiếu hợp lý, mà trong đó thủ phạm chính là nạn đánh bắt huỷ diệt. Theo thống kê, sản lượng khai thác vùng đầm phá Tam Giang trước đây là 4.500 tấn/năm, đến nay đã giảm hơn một nửa, chỉ còn chưa đầy 2 nghìn tấn/năm. Hiện một số loài cá, tôm, cua... đặc thù và cho giá trị kinh tế cao ở vùng Tam Giang-Cầu Hai ngày một ít đi, một số loài hầu như không còn xuất hiện.

CAND
Đăng ngày 28/08/2012
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 19:18 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 19:18 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 19:18 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 19:18 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 19:18 02/11/2024
Some text some message..