Bạc Liêu: Những mô hình sản xuất bền vững dưới tán rừng

Trước tình hình diễn biến khí hậu thất thường, triều cường dâng, ngành chức năng đã tìm ra những mô hình sản xuất phù hợp, hiệu quả, bền vững và khuyến cáo nông dân áp dụng. Đó là mô hình tôm - lúa và tôm - cua - rừng.

nuôi tôm cua dưới tán rừng
Nhiều hộ dân nhận đất khoán rừng đã áp dụng mô hình tôm - cua - rừng đạt hiệu quả kinh tế cao - Ảnh: M.Đ

Từ khi thực hiện mô hình nuôi tôm - cua - cá dưới tán cây rừng, nhiều hộ đã vượt qua khó khăn và vươn lên khá giàu. Những hộ nông dân áp dụng mô hình này thu lợi nhuận từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

Điển hình là gia đình anh Nguyễn Văn Trường (ấp 12, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình). Khi nhận 3ha rừng phòng hộ, anh Trường đã áp dụng mô hình nuôi tôm - cua dưới tán rừng. Mỗi năm, anh thả nuôi tôm, cua hai đợt. Sau khi cải tạo và cho nước vào, anh Trường thả nuôi 100.000 con tôm sú giống và 50.000 con cua biển giống. Cứ 2 tháng anh Trường thả tôm, cua giống gối đầu. Mỗi lần thả sau lại giảm số tôm, cua giống xuống (còn 50.000 con tôm và 30.000 con cua giống). Sau 3 tháng nuôi, anh bắt đầu thu tỉa tôm, cua lớn để bán. Tôm nuôi thả lan dưới tán rừng thu hoạch kéo dài và liên tục. Bên cạnh đó, hàng ngày, anh Trường đặt lú bắt tôm, cua bán (bình quân 200.000 đồng/ngày). Như vậy, mỗi năm, trừ tất cả chi phí đầu tư, anh Trường còn lãi trên 100 triệu đồng.

Nhờ bảo vệ tốt rừng phòng hộ nên tôm, cua sống dưới tán rừng ít bị dịch bệnh; đồng thời rừng đước ngày một phát triển. Anh Trường cho biết: “Mô hình nuôi tôm - cua dưới tán rừng đã giúp gia đình tôi và nhiều hộ dân vùng ven biển thoát nghèo, có cuộc sống ổn định”.

Ông Nguyễn Văn Hiệp (ấp Phước Ninh, xã Phước Long, huyện Phước Long) là 1 trong 4 người đầu tiên trong ấp đưa cây lúa trồng trong vuông tôm. Hàng năm, ông Hiệp thu hoạch 2 vụ tôm nuôi, lãi trên 200 triệu đồng; còn vụ lúa ông cũng lãi gần 100 triệu đồng. Ông Trần Văn Ân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long, cho rằng: “Ở huyện Phước Long, nhiều hộ nông dân thoát nghèo và vươn lên khá giàu nhờ áp dụng các mô hình kết hợp (như mô hình lúa - tôm, lúa - tôm càng xanh…). Các mô hình này mang tính ổn định, bền vững nên ngày càng có nhiều nông dân thực hiện”. 

Ở xã Hưng Thành (huyện Vĩnh Lợi), từ khi Nhà nước có chủ trương chuyện đổi sản xuất, khuyến cáo nông dân áp dụng mô hình lúa - tôm thì đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. Ông Nguyễn Văn Hiền (ấp Hoàng Quân 2, xã Hưng Thành) là người đi đầu trong việc áp dụng mô hình này. Với 1,8ha đất chuyển đổi sang sản xuất lúa - tôm, nhiều năm liền ông Hiền liên tiếp trúng mùa, thu lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/năm.

Mô hình tôm - cua - rừng hay mô hình tôm - lúa là hai trong những mô hình tiêu biểu được Bộ NN&PTNT khuyến cáo nông dân áp dụng. Bởi, những mô hình này đã tạo nên bước đột phá mới để người dân thay đổi tư duy, có phương thức sản xuất phù hợp trước biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Theo Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 06/10/2012
Nông thôn

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 09:53 13/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 08:00 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 22:14 13/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 22:14 13/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 22:14 13/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 22:14 13/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 22:14 13/05/2024