“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
Miền hạ đang khát nước trầm trọng!

Bốn ngày mới lấy được 1m3 nước để dùng!

Một số khu vực thấp hơn nữa là lòng sông cổ chưa được phù sa bồi lắng lấp đầy, cao độ chỉ 0,2 – 0,4m. Ở đây có công trình thủy lợi cống, phục vụ ngăn mặn trữ ngọt. Tuy nhiên hiện tại miền hạ đang gặp cơn “khát” nước ngọt trầm trọng giữa vùng sông nước.

Cơn hạn mặn đã về miền hạ từ trước Tết Nguyên Đán, khi các giếng khoan không thể lấy nước do bị nhiễm mặn. Trong khi đó, nguồn nước cấp thông qua các nhà máy thì khan hiếm, không đủ công suất phục vụ. Nguồn nước yếu, các hộ dân trong khu vực phải thức thâu đêm để canh lấy “từng giọt” từ hệ thống cấp nước nhưng vẫn không hề đủ để sử dụng trong ngày.

Hình ảnh người người nhà nhà chở can 30l đi xin nước “từ thiện” đã không còn xa lạ gì ở miền hạ. Bất kể thời điểm nào trong ngày cũng có thể bắt gặp, thậm chí cả ban đêm cũng có thể gặp cảnh hàng trăm người dân thức khuya đi hàng cây số “chờ nước”. Nhớ hồi dịch Covid 19, rất dễ thấy hình ảnh xe tải chở rau, thực phẩm đi từ thiện cho bà con ở nhà chống dịch, thì thời điểm này đang được thay bằng hàng loạt xe tải mang dòng chữ “nước ngọt từ thiện”, “giọt nước nghĩa tình”,... rong ruổi đi khắp các tuyến đường lộ. Nhưng vẫn thiếu!

Người dânNgười người nhà nhà chở can 30l đi xin nước “từ thiện” đã không còn xa lạ gì ở miền hạ

5000ha cây ăn quả không có nước tưới!

Tình trạng khan hiếm nước ngọt, hạn mặn ngày càng xâm nhập sâu vào trong các kênh, rạch làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất. Tính đến nay đã có khoảng 5.000ha cây ăn quả đang thiếu nước tưới, khả năng sẽ bị giảm nhiều năng suất và sản lượng. Là vùng sông nước nhưng hạn hán kéo dài khiến các hệ sống kênh rạch tự nhiên “không còn 1 giọt nước”. Theo dự báo của Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Long An, từ ngày 10 - 20.4, ranh mặn 4‰ trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây sẽ xâm nhập sâu 90 - 100km. Điều này sẽ càng làm việc thiếu nước tưới tiêu và sinh ngày càng trầm trọng hơn trong thời gian tới nếu không có cách khắc phục.

Hạn mặn ảnh hưởng đến nuôi tôm cá!

Trước sự kéo dài của tình trạng hạn mặn, thiếu nước ngọt hiện nay, người nuôi tôm cũng lo ngại về tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến bất ngờ. Sự thay đổi của các chỉ tiêu chất lượng nước sẽ tạo áp lực lớn đến hệ miễn dịch của tôm, nhất là nhiệt độ, độ mặn và thiếu nguồn nước cấp bổ sung thường xuyên vào ao. Việc nắng nóng kéo dài sẽ là môi trường lý tưởng cho hệ vi sinh vật có hại phát sinh mạnh mẽ làm tôm nuôi dễ mắc các bệnh Đốm trắng, Đầu vàng hay EMS…

Đất khát nướcTình trạng hạn mặn, thiếu nước ngọt hiện nay, người nuôi tôm cũng lo ngại về tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến bất ngờ

Giải pháp hiệu quả nhất là phải có ao lắng để chủ động trữ nước mưa, đảm bảo cung cấp nước trong mùa hạn mặn. Bên cạnh đó, người nuôi tôm nên chú ý gia cố bờ bao, hạn chế rò rỉ và luôn duy trì mực nước cao đối với mùa này, để làm giảm được biến động của môi trường. Cũng có thể tận dụng diện tích mương, vườn để làm ao lắng, hoặc liên kết các hộ khác dùng chung ao lắng. Nếu không có ao lắng để cung cấp nước thì buộc phải lấy nước từ sông ngòi, kênh rạch vào. Đồng thời kiểm tra các yếu tố môi trường thường xuyên để chủ động xử lý.

Vấn đề "khát" nước cần phải được tính toán và khắc phục lâu dài do biến đổi khí hậu được dự báo ngày một căng thẳng. Các giải pháp cấp bách cần thực hiện liên tục nhằm bảo vệ an toàn sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và bảo đảm cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân.

Đăng ngày 19/04/2024
Hà Tử @ha-tu
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 21:54 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 21:54 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 21:54 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:54 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 21:54 21/12/2024
Some text some message..