Phát triển nghề nuôi tôm trong điều kiện biến đổi khí hậu

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất của cả nước, chiếm 94% tổng diện tích nuôi và 81% sản lượng tôm của cả nước. Hiện nay nghề nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu và mặn xâm nhập.

nuôi tôm
Mô hình nuôi tôm nước lợ phát triển mạnh ở các địa phương

Con tôm là sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, chiếm tới một nửa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, diện tích nuôi tôm khoảng 700.000 ha. Năm 2016, dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm ước đạt 3,2 tỷ USD. Dự báo, tới năm 2025 kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam có thể đạt tới 8 tỷ USD.

Việt Nam có 2 loại tôm chủ lực là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Đồng bằng sông Cửu Long đã có mô hình nuôi tôm sú đỏ, tôm semisu catus, đều là những loại tôm phù hợp trong điều kiện mặn xâm nhập. Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáng, Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cho biết: "Quan trọng là công tác quy hoạch, thủy lợi cũng như cách tổ chức sản xuất cho vùng nuôi tôm. Với điều kiện mặn xâm nhập cao vùng nuôi tôm lúa có thể chuyển đổi theo hai hướng khác nhau. Một là tiếp tục duy trì mô hình tôm lúa, thứ hai là có thể nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến và một số vùng quảng canh cải tiến vẫn tiếp tục quảng canh cải tiến hoặc nuôi bán thâm canh và thâm canh. Đồng thời cũng cần các giải pháp như cải tiến công nghệ nuôi, tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong mô hình nuôi rồi kiểm soát môi trường, dịch bệnh".

Các địa phương cũng đã đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào nuôi tôm để đạt hiệu quả kinh tế cao. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ sớm ban hành một chương trình khoa học công nghệ dành riêng để nuôi tôm. Nuôi tôm phải bảo vệ được môi trường, đảm bảo sản phẩm đưa ra truy xuất được nguồn gốc, an toàn thực phẩm. Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Việt - Úc, một trong những Tập đoàn nuôi tôm giống lớn nhất Việt Nam, cho biết: "Tập đoàn Việt - Úc hiện nay sở hữu một số công nghệ nguồn. Công nghệ nguồn được định nghĩa là trong chuỗi giá trị ngành tôm, bắt đầu giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến để ra sản phẩm cuối cùng, đảm bảo phát triển bền vững ngành tôm. Chúng tôi đang ứng dụng công nghệ nuôi tôm nhà màng của Israel. Công nghệ này đảm bảo kiểm soát được môi trường về nhiệt độ, độ mặn, độ kèm, an toàn sinh học".

Nhiều mô hình nuôi tôm biển, nước ngọt thích ứng với biến đổi khí hậu và mặn xâm nhập ở Đồng bằng sông Cửu Long đang được triển khai và bước đầu phát huy hiệu quả. Các mô hình nuôi tôm quảng canh, tôm - rừng, tôm - lúa có ý nghĩa rất quan trọng do kỹ thuật đơn giản, chi phí sản xuất thấp, ít rủi ro, thân thiện môi trường, chất lượng sản phẩm cao. Mô hình nuôi tôm kết hợp lúa luân canh đang là mô hình trọng điểm trong điều kiện mặn xâm nhập. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kín đang được áp dụng rộng rãi, cho năng suất cao từ 20 - 40 tấn/ha. Một số mô hình nuôi tôm xen canh cũng đã được áp dụng, đem lại hiệu quả kinh tế. Tức là nuôi tôm trong ao, ruộng, rừng…, kết hợp nuôi cùng với các loại cá chịu mặn như cá dứa, cá bông lau, cá rô phi, cá giò, cá kèo hoặc một số thực vật thủy sinh khác. Tiến sĩ Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, Tổng cục thủy sản, cho biết: “Những mô hình công nghệ để chúng ta nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu đó là những giải pháp thân thiện với môi trường. Tổng cục thủy sản quan tâm 2 giải pháp. Về con giống bên cạnh những con giống tăng trưởng và không bị bệnh chúng tôi mong muốn có những giống tôm kháng bệnh. Khâu thứ hai là khâu nuôi gồm công nghệ, thức ăn dinh dưỡng".

Việt Nam hiện nay có công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm tiên tiến trên thế giới. Đáng chú ý là có công nghệ dùng vi sinh vật biển làm thức ăn nuôi tôm thay thế bột cá. Thức ăn này giúp tôm tăng trưởng tốt hơn, tiết kiệm, giảm chi phí thức ăn nuôi tôm và giảm thiểu nguy cơ tôm bị nhiễm bệnh. Thế giới hiện nay chỉ có 3 nước có công nghệ này là Việt Nam, Australia và Trung Quốc.

Trong điều kiện mặn xâm nhập, các địa phương nuôi tôm đang đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất giống, đa dạng hóa đối tượng nuôi và mô hình nuôi tôm, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, tập huấn cho người nông dân nuôi tôm cũng được chú trọng để người nuôi tôm chủ động trong nuôi trồng thủy sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng chiến lược để con tôm Việt Nam có thương hiệu, xứng với tiềm năng. Các giải pháp nuôi tôm được phối hợp thực hiện tốt đem lại hiệu quả cho người nuôi tôm vượt qua khó khăn, thách thức biến đổi khí hậu, mặn xâm nhập.

VOV world
Đăng ngày 04/01/2017
Nuôi trồng

Dịch bệnh tôm nuôi nhiều nơi do nắng nóng

Mấy ngày nay xảy ra tình trạng dịch bệnh tôm nuôi, chết rải rác và có nguy cơ lây lan diện rộng do nắng nóng gay gắt, kéo dài.

Ao nuôi tôm.
• 09:26 31/05/2021

Cà Mau: Trên 19.000 tỷ đồng cho chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu

Sẽ có 55 nhiệm vụ, dự án ưu tiên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu với nguồn kinh phí trên 19.000 tỷ đồng. Theo Kế hoạch, tổng nguồn kinh phí trên chủ yếu là nguồn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ và ODA, với trên 18.000 tỷ đồng.

Bờ kè đất mũi
• 08:54 20/07/2020

Nam Cực ấm lên nhanh gấp ba lần mức tăng trung bình toàn cầu

Ryan Fogt, giáo sư khí tượng học tại ĐH Ohio (Mỹ), cùng học trò của mình là Kyle Clem đã công bố phát hiện mới về châu Nam Cực trên tạp chí Nature Climate Change. Nghiên cứu cho thấy Nam Cực đã ấm lên nhanh gấp ba lần mức tăng trung bình toàn cầu trong 30 năm qua.

biến đổi khí hậu
• 11:03 09/07/2020

Đồng bằng sông Cửu Long: Sẽ tìm cơm và cá ở đâu?

“Còn mẹ ăn cơm với cá”. Nếu mẹ thiên nhiên không còn nuôi dưỡng thì người Việt sống thế nào?

Tôm lúa
• 09:13 16/03/2020

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 08:00 08/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 09:50 07/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nguồn tín chỉ carbon xanh dương từ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là nguồn tín chỉ carbon xanh dương - sản phẩm đắt tiền và cao cấp của tự nhiên và Việt Nam có tiềm năng lớn. Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Theo đánh giá với 1ha rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ carbon cao gấp 5 lần so với 1ha của rừng trên cạn.

Rừng ngập mặn
• 03:41 09/05/2024

Hiện tượng tẩy trắng san hô: Hệ quả của biến đổi khí hậu

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2024 được dự đoán là thời điểm mà chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng tẩy trắng san hô trên toàn cầu lần thứ tư sau ba đợt tẩy trắng trước đó lần lượt vào năm 1998, 2010 và 2014 - 2017.

San hô
• 03:41 09/05/2024

Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết tiếp tục thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Ao nuôi tôm
• 03:41 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 03:41 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 03:41 09/05/2024