Hiện tượng tẩy trắng san hô: Hệ quả của biến đổi khí hậu

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2024 được dự đoán là thời điểm mà chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng tẩy trắng san hô trên toàn cầu lần thứ tư sau ba đợt tẩy trắng trước đó lần lượt vào năm 1998, 2010 và 2014 - 2017.

San hô
Hiện tượng tẩy trắng san hô là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất. Ảnh: Wikipedia

Hiện tượng tẩy trắng san hô là gì?

Trong năm qua, hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt đã được xác nhận ở nhiều khu vực như: Florida, vùng Caribe, Mexico, Brazil, Úc, Nam Thái Bình Dương, Biển Đỏ, Vịnh Ba Tư, Indonesia và Ấn Độ Dương bao gồm bờ biển phía đông Châu Phi và Seychelles.

Hiện tượng tẩy trắng san hô là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà nhân loại trong thế kỷ này đang phải đối mặt. Tình trạng này thường gắn liền với hiện tượng khí hậu El Nino xảy ra khiến cho nhiệt độ nước biển tăng lên.

Trong một khoảng thời gian dài, nhiệt độ tăng 1,5 độ C được cho là mốc bùng phát gây ra tình trạng san hô chết hàng loạt. Nghiêm trọng hơn, các nhà khoa học ước tính rằng có thể sẽ có đến 90% san hô trên thế giới không còn tồn tại trong thời gian sắp tới.

Cụ thể, khi san hô bị kích thích bởi áp lực nhiệt từ các đợt nắng nóng ở đại dương, cơ chế đào thải những loại tảo đầy màu sắc sống trong mô của chúng sẽ diễn ra. Lưu ý rằng, sở dĩ san hô có được sắc màu là nhờ vào phần lớn năng lượng từ nhóm tảo này.

San hôNước biển ấm lên được cho là nguyên nhân khiến tẩy trắng san hô diễn ra. Ảnh: sbs.com.au

Khi tảo không còn trú ngụ ở mô của san hô, san hô sẽ trở nên nhợt nhạt, thiếu sức sống và thậm chí là sẽ dẫn đến cái chết của hàng loạt san hô trong trường hợp nhiệt độ đại dương không bình ổn trở lại.

Trong quá khứ, hiện tượng này chỉ xảy ra khoảng một thập niên một lần, nhưng hiện tại thì điều này gần như xảy ra hằng năm. 

Một thảm hoạ môi trường

Như chúng ta đã biết, san hô là một trong những hệ sinh thái đa dạng và quan trọng nhất trên hành tinh. Do đó, nếu tình trạng tẩy trắng san hô cứ liên tiếp diễn ra trên phạm vi rộng lớn như hiện nay thì đây rất có thể sẽ trở thành một thảm họa môi trường.

Trong đó, hệ thống rạn san hô Great Barrier ở Úc - nơi được mệnh danh là cấu trúc sống lớn nhất thế giới trải dài 2300km sẽ là khu vực chịu tác động mạnh nhất. 

Khảo sát của Cơ quan quản lý công viên hải dương rạn san hô Great Barrier ở Úc đã đưa ra một kết quả đáng kinh ngạc là đã có khoảng 730 trong số hơn 1000 rạn san hô trải dài trên hệ thống rạn san hô Great Barrier đã bị tẩy trắng. 

Theo chia sẻ của tiến sĩ Selina Ward, nhà sinh vật học biển và cựu Giám đốc của Trạm nghiên cứu đảo Heron thuộc Đại học Queensland (Úc), đây là đợt tẩy trắng tồi tệ nhất mà bà từng chứng kiến trong 30 năm làm việc. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có hàng nghìn sinh vật có đời sống phụ thuộc vào san hô mất đi nơi trú ngụ cũng như nguồn thức ăn.

San hôSan hô là hệ sinh thái quan trọng đối với nhiều sinh vật biển

Vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay là hiện tượng tẩy trắng san hô đã diễn ra với tần suất thường xuyên hơn và do đó, khả năng phục hồi của chúng cũng khó khăn hơn. 

Như vậy, những giải pháp để cải tạo và gia tăng chức năng hồi phục và phát triển san hô đang được mở rộng nghiên cứu mà trong đó có thể nhắc đến như nghiên cứu về sự phát triển của san hô mềm, ứng dụng công nghệ cao để thúc đẩy quá trình phục hồi của san hô,... Bởi nếu tình trạng san hô mất sắc tố càng lan rộng thì càng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, ngành du lịch cũng như kinh tế.

Tuy nhiên, giải pháp mang tính bền vững chính là cải thiện tình trạng nóng lên toàn cầu và nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng về ý nghĩa quan trọng của việc bảo tồn hệ sinh thái san hô thông qua các hoạt động truyền thông, khám phá và du lịch biển.

Đăng ngày 08/05/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Tổng hợp

Khắc phục nhiệt độ bể cá cảnh tăng cao ngày hè

Vào những ngày hè oi bức bởi nhiệt độ răng cao, bể cá cảnh ít nhiều đều bị ảnh hưởng. Lượng oxy hòa tan trong bể vì thế cũng giảm đi, khiến cá cảnh bị ngạt thở và dẫn đến chết. Như vậy, làm thế nào để khắc phục nhiệt độ bể cá cảnh tăng cao ngày hè? Hãy cùng bài viết đi tìm giải pháp nhé!.

Bể cá cảnh
• 09:50 09/05/2024

Nguồn tín chỉ carbon xanh dương từ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là nguồn tín chỉ carbon xanh dương - sản phẩm đắt tiền và cao cấp của tự nhiên và Việt Nam có tiềm năng lớn. Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Theo đánh giá với 1ha rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ carbon cao gấp 5 lần so với 1ha của rừng trên cạn.

Rừng ngập mặn
• 11:10 08/05/2024

Những sinh vật biển có độc tại vùng biển Việt Nam

Du lịch biển ở Việt Nam là từ khóa xuất hiện rất phổ biến, nhất là trong thời tiết nắng nóng như mùa hè hiện nay. Trong đó, hiện tượng ngộ độc hay dị ứng thủy hải sản được lưu tâm hơn cả bởi nếu không xử lý kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới những tình huống đáng tiếc.

Sứa biển
• 10:34 07/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 11:20 03/05/2024

Bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu
• 01:25 20/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 01:25 20/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 01:25 20/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 01:25 20/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 01:25 20/05/2024