Đồng bằng sông Cửu Long: Sẽ tìm cơm và cá ở đâu?

“Còn mẹ ăn cơm với cá”. Nếu mẹ thiên nhiên không còn nuôi dưỡng thì người Việt sống thế nào?

Tôm lúa
Biến đổi khí hậu đang tác động tới vùng đất mà người dân đã thiết kế cuộc sống và sản xuất của mình dựa trên niềm tin “mưa thuận gió hòa”.

Từ ngàn đời, mẹ thiên nhiên nuôi dưỡng người Việt bằng nguồn cơm và cá ngon lành của mình. Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) mang lại gần 60% lúa và 40% thủy sản cho cả nước. Một mảnh đất chỉ chiếm khoảng 1/8 diện tích cả nước đang là lao động chính cung cấp bữa cơm cho gia đình đất nước Việt Nam. Và theo các dự báo khoa học thì trong vòng từ 50 đến 100 năm nữa, mảnh đất đó có nguy cơ nằm dưới mực nước biển 1 mét, do tác động của biến đổi khí hậu. Diễn đạt điều này theo góc nhìn bi quan nhất thì hơn 17 triệu dân ĐBSCL sẽ không còn đất sống, người Việt sẽ phải lăn lộn tìm nguồn cơm và cá khác.

Tuy nhiên, nhìn ở góc độ chừng mực hơn thì biến đổi khí hậu sẽ đem lại các hệ quả kinh tế gì cho ĐBSCL và cả nước? Các hiện thực trước mắt, mặc dù nhẹ nhàng hơn viễn cảnh không còn đất sống trong 100 năm nữa, nhưng vẫn tạo ra những cơn đau đầu không hề nhẹ với người dân và nhà quản lý. Báo chí liên tục đưa tin các đợt triều cường cuối năm 2019 đang xâm chiếm Cần Thơ, Rạch Giá, Long Xuyên và nhiều đô thị khác của đồng bằng. Đầu năm 2020, người dân ĐBSCL lại chứng kiến các đợt xâm nhập mặn vào đến hơn 100 km sâu trong đất liền. “Hơn 5000 ha lúa đông xuân của tỉnh Bến Tre có nguy cơ mất trắng vì nước mặn” là một tin tức điển hình về biến đổi khí hậu hiện nay ở Việt Nam. Sẽ không chính xác nếu tờ báo xếp tin này vào mục môi trường. Cần đưa vào mục kinh tế - xã hội.

Biến đổi khí hậu tạo ra các tác động kinh tế xã hội sâu rộng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp mà còn làm thay đổi các cấu trúc cung-cầu hàng hóa và dịch vụ của hầu hết mọi ngóc ngách của nền kinh tế. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, làm giảm năng suất lao động. Triều cường và ngập mặn làm thiệt hại cơ sở hạ tầng nông nghiệp và khu vực đô thị. Biến đổi khí hậu cũng làm biến đổi hệ sinh thái rừng và đất ngập nước, mà hệ sinh thái này chính là mạch sống của ĐBSCL, cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, giảm thiệt hại do thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học.

Trong đánh giá tác động kinh tế của biến đổi khí hậu, viễn cảnh cả đồng bằng chìm trong nước biển sau 100 năm gây ấn tượng mạnh, dễ làm người ta quên các tác động từ từ nhưng dai dẳng lâu dài. Sự thay đổi khí hậu trong từng năm, tác động làm biến đổi các khu vực kinh tế khác nhau mới là viễn cảnh thực tế chúng ta cần xem xét.

Nước biển dâng và triều cường sẽ là nguy cơ biến đổi khí hậu lớn nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nước biển dâng gây hiện tượng nhiễm mặn trên diện rộng, triều cường làm ngập lụt đô thị ngày càng nặng nề, các cơn bão xuất hiện thường xuyên hơn, với cường độ mạnh hơn sẽ là mối đe dọa mới với ĐBSCL, nơi mà người dân trong nhiều trăm năm đã quen, đã thiết kế cuộc sống và sản xuất của mình dựa trên niềm tin “mưa thuận gió hòa”. Ở mức độ thấp hơn các hiện tượng thời tiết bất thường và bão cũng là những mối đe dọa khí hậu đang tăng lên theo thời gian. Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi ở ĐBSCL cũng đóng góp làm thay đổi các hoạt động kinh tế của con người.

Như vậy, đến năm 2050, nếu vẫn án binh bất động không có biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiệt hại này với nuôi cá tra sẽ tăng lên gần 9 triệu đồng/ha/năm, và với nuôi tôm sẽ đạt tới con số thiệt hại rất lớn: 950 triệu đồng cho một ha trong một năm.

Ảnh hưởng với nông nghiệp

Biến đổi khí hậu tác động đến sản xuất nông nghiệp qua ba kênh: tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa và nước biển dâng. Nhiệt độ tăng, đặc biệt các đợt nắng nóng kéo dài, lượng mưa giảm vào mùa khô, mưa trái mùa sẽ ảnh hưởng đến vòng đời sinh thái của cây trồng, vật nuôi từ đó làm thay đổi sản lượng. Thay đổi nhiệt độ và lượng mưa cũng làm tăng khả năng nhiễm bệnh của vật nuôi và con người, làm tăng nguy cơ xuất hiện và phân tán dịch bệnh. Nước biển dâng làm mất đất canh tác và tạo ra hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong hệ thống thủy lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng nông nghiệp.

Các mô hình dự báo tác động của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL do Ngân hàng thế giới và Bộ Tài nguyên và Môi trường đều cho thấy sản xuất nông nghiệp ĐBSCL chịu tác động lớn nhất từ ngập lũ và nước biển dâng. Đặc biệt trong thời gian gần đây, xâm nhập mặn đến sớm và gia tăng mức độ, tác động trực tiếp đến hoạt động nông nghiệp ngay cả ở các địa phương ở sâu trong nội đồng.

Tuy tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của ĐBSCL đang giảm dần từ 48% năm 2005 đến nay còn khoảng 28%, nông nghiệp vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kinh tế ĐBSCL, tạo ra việc làm và thu nhập cho bộ phận lớn dân cư của đồng bằng. Do đó tác động của biến đổi khí hậu đến khu vực nông nghiệp dưới khía cạnh kinh tế sẽ kéo theo hệ quả rất lớn ở khía cạnh xã hội, văn hóa, giáo dục, hay y tế.

Cho đến nay lúa gạo vẫn là sản phẩm chủ lực của nông nghiệp ĐBSCL. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới1, thì với kịch bản nước biển dâng 50cm vào năm 2050, ngập nước làm thiệt hại 193,000 ha và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 294,000 ha lúa ở ĐBSCL. Thiệt hại hơn 500,000 ha diện tích trồng lúa này tương đương với khoản tổn thất 2.6 triệu tấn lúa/năm, hay 13% sản lượng lúa của đồng bằng, nếu chính quyền và người dân không có chiến lược và thực hiện hành động thích ứng nào.

Đã có nhiều ý kiến cho rằng cần phải cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở đây, với hi vọng kéo theo thay đổi trong tốc độ tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập của người dân. Tuy nhiên ngay cả khi quyết định chuyển từ tập trung vào lúa gạo sang nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp ĐBSCL vẫn chịu thiệt hại do biến đổi khí hậu. Xâm nhập mặn làm giảm năng suất nuôi thủy sản. Nhiệt độ tăng làm tăng khả năng phát sinh dịch bệnh cho tôm cá nuôi. Triều cường, giông lốc, ngập úng làm hư hỏng hạ tầng sản xuất như ao nuôi và các thiết bị nuôi.

Ngân hàng thế giới cũng đã ước tính, hiện tại mỗi hecta nuôi cá tra chịu tổn thất giá trị khoảng 3 triệu đồng/năm, nuôi tôm là 130 triệu đồng/năm. Như vậy, đến năm 2050, nếu vẫn án binh bất động không có biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiệt hại này với nuôi cá tra sẽ tăng lên gần 9 triệu đồng/ha/năm, và với nuôi tôm sẽ đạt tới con số thiệt hại rất lớn: 950 triệu đồng cho một ha trong một năm.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở ĐBSCL

Nước biển dâng tấn công trực tiếp và dần dần xóa sổ rừng ngập mặn. Nghiên cứu cho thấy với kịch bản nước biển dâng 1 mét đến cuối thể kỷ này, ĐBSCL sẽ mất 70% diện tích rừng ngập mặn hiện có. Mà theo báo cáo mới đây của Viện Chiến lược chính sách tài nguyên môi trường5, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở ĐBSCL có giá trị kinh tế vào khoảng 2.950 tỷ đồng/năm. Nghĩa là đến cuối thế kỷ này, nước biển dâng có khả năng xóa sổ khoảng 2.000 tỷ đồng hằng năm cho riêng những đóng góp của hệ sinh thái rừng ngập mặn ĐBSCL cho nền kinh tế như cung cấp gỗ, sản phẩm ngoài gỗ, chức năng bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu, hỗ trợ nuôi trồng thủy sản, hấp thu carbon, cung cấp dịch vụ du lịch và đa dạng sinh học.

Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu là quá trình diễn ra trong thời gian dài và chứa đựng rất nhiều yếu tố không chắc chắn. Các con số tính toán ở trên dựa trên các giả định không có sự can thiệp chính sách, không có các biến động toàn cầu và dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai. Tuy nhiên, không vì sự bất định này mà chúng ta không biết làm gì với các con số. Những con số đó là cảnh báo, đầu vào cần thiết cho việc xây dựng chính sách sống chung với biến đổi khí hậu, thiệt hại do biến đổi khí hậu trong khu vực sản xuất nông nghiệp có thể được giảm thiểu rất nhiều nếu nhà nước đầu tư vào các biện pháp thích ứng một cách hiệu quả.

Tia sáng
Đăng ngày 16/03/2020
Phạm Khánh Nam
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 13:43 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 13:43 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:43 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 13:43 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 13:43 23/12/2024
Some text some message..