Đề phòng ngộ độc cá nóc

Hiện nay vẫn còn nhiều người chủ quan ăn cá nóc dù đã được cảnh báo loại cá này có độc tố hết sức nguy hiểm. Bác sĩ Đoàn Tấn Bửu - Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Đồng Tháp về vấn đề này.

cá nóc
Cá nóc

 PV: Xin bác sĩ cho biết tình hình ngộ độc thực phẩm do sử dụng cá nóc trên địa bàn tỉnh thời gian qua?

- Bác sĩ Đoàn Tấn Bửu (Đ.T.B.): Trên địa bàn tỉnh những năm gần đây các vụ ngộ độc thực phẩm đã giảm khá nhiều, đặc biệt các vụ ngộ độc tại các bếp ăn tập thể, tại các tiệc cưới,... Đây là kết quả của sự phối hợp liên ngành trong công tác kiểm soát chất lượng thực phẩm. Tuy nhiên, từ năm 2010 – 2014, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã ghi nhận 5 vụ ngộ độc nhỏ tại các bữa ăn hộ gia đình, trong đó có 1 vụ ngộ độc do sử dụng cá nóc để chế biến thức ăn làm 3 người mắc phải nhập viện điều trị. Gần đây, ngày 16/5/2015, tại khóm Phú Mỹ, thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình xảy ra 1 vụ ngộ độc do sử dụng cá nóc. 2 nạn nhân của vụ ngộ độc được điều trị kịp thời, không có trường hợp tử vong.

* PV: Vì sao ăn cá nóc dễ dẫn đến ngộ độc?

- Bác sĩ Đ.T.B.: Ở Việt Nam đã phát hiện trên 60 loài cá nóc thuộc 12 giống sống ở tầng đáy và sát đáy, nơi có nhiều cát, bùn cát, vụn san hô,... Phần lớn cá nóc được phát hiện có chứa độc tố nên dễ dẫn đến ngộ độc khi dùng để chế biến thức ăn. Độc tố cá nóc là Tetrodotoxin, đây là một chất độc thần kinh, rất độc, gây tử vong cao, với người chỉ cần ăn 10gr thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc và chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.

Độc tố Tetrodotoxin là chất không phải protein, tan trong nước, có tính bền vững và kháng nhiệt cao, chịu được nóng và độ khô mà không mất đi độc tính. Do đó, nếu phơi khô, chế biến đun nấu thông thường, ngộ độc cá nóc vẫn có thể xảy ra, do độc tố chưa bị phá hủy hết. Độc tố Tetrodotoxin có trong cá nóc tập trung nhiều ở gan, thận, tụy, cơ quan sinh sản (buồng trứng, túi tinh), mắt, mang, da, máu của cá nóc. Độc tính của độc tố tăng mạnh vào mùa sinh sản của cá (từ tháng 2 đến tháng 7). Độc tố cá nóc không có trong thịt cá nóc, tuy nhiên khi đánh bắt, chế biến hoặc cá để ươn, bị dập nát, độc tố ngấm vào thịt cá sẽ gây độc khi dùng.

* PV: Dấu hiệu nhận biết ngộ độc cá nóc?

- Bác sĩ Đ.T.B.: Sau khi ăn phải thịt cá nóc có độc tố, ngộ độc thường xảy ra sau 5 phút, có khi 3-4 giờ, cũng có nghiên cứu cho rằng có thể đến 24 giờ sau khi ăn. Những triệu chứng đầu tiên bao gồm: xuất hiện cảm giác ngứa ở miệng; tê ở môi, lưỡi, sau đó xuất hiện dị cảm kiến bò ở mặt, chân tay. Tiếp theo người bị ngộ độc cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng đầu, cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, thít chặt phần ngực trên, chảy nước dãi, buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, vã mồ hôi; rối loạn chức năng vận động, kể cả hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi, nói khó ngày càng gia tăng, liệt xuất hiện sau 4 - 24 giờ (đầu tiên là chi dưới, chi trên, sau đó là biểu hiện của liệt hành tủy, liệt cơ hô hấp); các phản xạ gân cơ duy trì trong quá trình liệt; rối loạn chức năng tuần hoàn, giảm huyết áp, loạn nhịp tim, rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, cơn động kinh, tiếp đến liệt toàn thân, người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái; cuối cùng là liệt hô hấp và tuần hoàn, trụy tim mạch, ngừng tim, ngừng thở, tử vong. Người bị ngộ độc cá nóc tử vong trong vòng 1 đến 24 giờ đầu là 60%, nếu sống qua 24 giờ thì hy vọng có thể cứu sống được.

* PV: Khi phát hiện người bị ngộ độc cá nóc, cần phải làm gì?

- Bác sĩ Đ.T.B: Ngay khi có dấu hiệu đầu tiên như tê môi, tê tay (người bệnh vẫn còn tỉnh) thì gây nôn ngay bằng cách ngoáy thành sau họng, uống thuốc giải độc (than hoạt hoặc Sorbitol), đồng thời phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

* PV: Bác sĩ có lời khuyên gì trong đề phòng ngộ độc cá nóc?

- Bác sĩ Đ.T.B.: Đối với ngư dân (người đánh bắt thủy sản) cần loại bỏ ngay cá nóc ra khỏi các loại cá khác khi kéo lưới hoặc thu gom cá tại bãi cá, không bán cá nóc và sản phẩm cá nóc. Với người chế biến cá, không phơi khô cá nóc lẫn cá thường để bán, không làm chả cá nóc để bán, không làm cá nóc đông lạnh hoặc với bất cứ hình thức nào để bán, loại bỏ cá nóc trước khi chế biến các sản phẩm từ cá. Với người buôn bán cá, tuyệt đối không buôn, bán cá nóc, sản phẩm chế biến từ cá nóc, phải cam kết trước cơ quan quản lý về sản phẩm cá của mình là không có cá nóc. Để tránh ngộ độc, tốt nhất người tiêu dùng không nên ăn cá nóc với bất kể hình thức nào.

* PV: Xin cảm ơn bác sĩ!

Báo Đồng Tháp, 05/06/2015
Đăng ngày 06/06/2015
Hữu Nghĩa
Ẩm thực

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 19:50 15/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 19:50 15/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 19:50 15/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 19:50 15/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 19:50 15/12/2024
Some text some message..