Cần thực hiện giải pháp phát triển bền vững mô hình tôm - lúa

Xuất hiện cách đây khoảng 15 năm, mô hình tôm - lúa ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp do tạo ra được sản phẩm sạch, rủi ro dịch bệnh thấp, từ đó đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất và mang tính bền vững. Tuy nhiên, gần đây mô hình tôm - lúa bắt đầu bộc lộ nhiều hạn chế, trở nên bấp bênh hơn, hiệu quả về năng suất tôm nuôi và lúa đều thấp. Do vậy cần phải có những giải pháp cấp bách hữu hiệu cải thiện thì mô hình nuôi tôm - lúa mới phát triển hiệu quả và bền vững. Đây là nội dung chủ yếu tại Hội nghị “Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất tôm - lúa tại ĐBSCL” vừa được Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức tại Kiên Giang.

tôm lúa

Diện tích canh tác liên tục tăng mạnh

Kiên Giang là tỉnh có diện tích nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa lớn nhất cả nước, tập trung tại vùng huyện vùng U Minh Thượng và một số huyện vùng Tứ giác Long Xuyên. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang, mô hình nuôi tôm – lúa mang lại hiệu quả khá cao so với độc canh cây lúa trên cùng diện tích. Tại địa phương này, người dân thả nuôi tôm với mật độ nuôi từ 4 - 6 con/m2, nhiều hộ nuôi có năng suất đạt tới 0,5 - 07 tấn/ha, năng suất bình quân đạt hơn 0,3 tấn/ha. Nếu như năm 2010 diện tích nuôi tôm - lúa toàn tỉnh 64.673 thì năm 2015 diện tích nuôi tôm - lúa tăng lên 77.243 ha, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 3,9%/năm.

Sở Nông nghiệp và PTNT Bạc Liêu cho biết, diện tích luân canh tôm - lúa của tỉnh gia tăng từ 5.851 ha trong năm 2001 lên 29.607 ha vào năm 2014. Trong năm 2015, diện tích tôm - lúa có thể đạt tới 30.500 ha và kế hoạch đến năm 2020 là 40.000 ha, định hướng đến 2030 là 43.000 ha; tập trung ở vùng Bắc QL IA gồm huyện Phước Long, Hồng Dân và một phần huyện Giá Rai. Mô hình nuôi luân canh tôm - lúa ở địa phương này bố trí nuôi 2 vụ tôm - 1 vụ lúa, vụ tôm có thể thả tôm sú hay tôm càng xanh.

Vụ tôm bắt đầu thả giống từ tháng 2 - 3 và kết thúc vào tháng 7 với trung bình 02 lần thả giống/vụ/năm; đối với vụ lúa xuống giống từ tháng 8 - 9 nếu sạ giống dài ngày và từ tháng 9 -10 nếu sạ giống ngắn ngày. Diện tích canh tác tôm - lúa trung bình từ 01 - 2,5 ha/hộ, mật độ thả tôm sú dao động 2 - 3 con/m2, năng suất tôm bình quân 0,35 - 0,4 tấn/vụ, chi phí sản xuất 30 - 35 triệu đồng, mỗi hộ lãi từ 35 - 40 triệu đồng (tính cả tôm và lúa). Đối với mô hình luân canh tôm càng xanh - lúa, mật độ thả tôm càng xanh bình quân từ 0,5 - 1 con/m2, giống được thả khi sạ lúa từ 1- 1,5 tháng, năng suất tôm thu được 0,09 - 0,1 tấn/ha, lợi nhuận trung bình 10 - 15 triệu đồng/ha/năm.

Cà Mau là địa phương phát triển mô hình tôm - lúa rất sớm từ năm 2000 chỉ với vài hecta. Tuy nhiên, theo Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Cà Mau, hiện nay diện tích tôm - lúa Cà Mau đạt 43.000 ha, chiếm 15% diện tích nuôi tôm của tỉnh. Còn tại Sóc Trăng, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh cho biết, diện tích tôm - lúa ở địa phương này trong những năm gần đây không ngừng tăng lên. Nếu như năm 2010, diện tích trồng lúa trên nền tôm chỉ là 7.929 ha thì năm 2014 đạt 9.914 ha và trong năm 2014-2015, diện tích trồng lúa trên nền tôm là 10.271 ha. Nông dân không chỉ thu nhập từ con tôm, cây lúa mà những năm gần đây bà con còn tận dụng bờ bao để trồng hoa màu trong mùa mưa để tăng thu nhập. Tại Tiền Giang, Chi cục Thủy sản tỉnh cũng cho biết,  năm 2009, diện tích nuôi tôm - lúa toàn tỉnh chỉ khoảng 200 ha thì hiện nay diện tích canh tác mô hình này đã tăng gần 3 lần.

Theo Tổng cục Thủy sản, trong thời gian qua, hình thức nuôi tôm sú kết hợp với lúa phát triển tương đối ổn định và thể hiện tính bền vững. Hiện nay, hình thức nuôi chủ yếu là luân canh 01 vụ nuôi tôm - 01 vụ lúa, diện tích sản xuất luân canh tôm - lúa tại ĐBSCL tăng nhanh, Nuôi tôm - lúa vùng ĐBSCL có sự tăng trưởng rất nhanh về diện tích nuôi. Năm 2000 diện tích nuôi tôm lúa toàn vùng chỉ mới đạt 71.000 ha thì đến năm 2014 đạt 152.977 ha. Đến nay ước đạt 160.000 ha, diện tích tiềm năng 250.000 ha, năng suất đạt từ 300 - 500 kg/ha, sản lượng trên 60.000 tấn/năm. Các tỉnh nuôi tôm - lúa với diện tích lớn là Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Trong đó Cà Mau và Bạc Liêu chủ yếu là phương thức nuôi quảng canh truyền thống, trong khi đó Sóc Trăng và Kiên Giang đã phát triển mạnh mô hình nuôi tôm lúa quảng canh cải tiến.

Hiện nay, nuôi tôm - lúa chủ yếu được sản xuất theo phương thức luân canh 01 vụ tôm từ tháng 3 - 8 âm lịch, tiếp theo là 01 vụ lúa. Tính đến tháng 8/2015 diện tích tôm lúa các tỉnh ĐBSCL ước đạt 160.000 ha, sản lượng ước đạt 60.000 tấn, trong đó nhiều nhất là Kiên Giang, tiếp đến là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Đối tượng nuôi là tôm sú, có một số mô hình được tiếp tục nuôi tôm càng xanh xen canh với vụ lúa, thả mật độ thấp. Năng suất nuôi tôm-lúa bình quân khoảng 300-500 kg/ha. Chi phí sản xuất trung bình 30-35 triệu đồng/ha, lãi suất trung bình 35-50 triệu đồng/ha/năm (tính cả tôm và lúa).

Còn tồn nhiều bất cập

Ông Nguyễn Văn Sáng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II cho biết, mô hình nuôi tôm - lúa là mô hình đặc trưng của vùng ĐBSCL và đạt hiệu quả kinh tế cao so với độc canh cây lúa trên cùng diện tích. Tuy nhiên, những năm gần đây, mô hình luân canh tôm - lúa trở nên bấp bênh hơn, hiệu quả về năng suất tôm nuôi và lúa đều thấp, nhìn chung cho năng suất tôm bình quân thấp hơn 350 kg/ha và lúa thấp hơn 4 tấn/ha. Điều này cho thấy hình thức canh tác tôm lúa vẫn còn tồn tại một số bất cập chưa được giải quyết tốt, cần phải cải thiện mới phát triển hiệu quả và bền vững.

Một trong những nhân tố đó là do hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm chưa được đầu tư đồng bộ, phần lớn nông dân sử dụng hệ thống thủy sản phục vụ trồng lúa trước đây nên không đảm bảo yêu cầu nuôi tôm. Việc điều chỉnh, thiết kế hệ thống canh tác tôm lúa của hộ dân chưa phù hợp chỉ nuôi tôm mùa khô và trồng lúa vào mùa mưa, chưa nắm bắt kịp với những biến đổi khí hậu trong những năm qua. Người dân chưa quan tâm đúng mức để thiết kế hệ thống công trình canh tác, hệ thống thẩm lậu cao, rất ít hộ quan tâm mương rửa phèn/mặn bên trong vuông tôm, mức nước trong vuông tôm thấp.

Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng tôm giống chưa chặt chẽ, còn nhiều hạn chế, nông dân thả tôm nhiều lần trong vụ với mật độ dày, không cách ly được với mầm bệnh. Độ mặn trong đất có dấu hiệu tích lũy tăng dần, thời tiết có nhiều thay đổi trái mùa, lượng mưa thấp và mùa mưa ngắn hơn, trong khi khoa học công nghệ chưa lai tạo kịp thời các giống lúa phù hợp với từng vùng như chịu mặn, chịu phèn, chịu nhiệt, chịu ngập.

Thiếu liên kết, hợp tác giữa nông dân và các bên có liên quan để cùng phát triển mô hình. Tình hình tranh chấp giữa những hộ nuôi tôm và sản xuất lúa vẫn còn xảy ra. Việc vận hành các cống điều tiết nước còn nhiều bất cập nên việc quản lý nước hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Mặt khác, do lợi nhuận từ nuôi tôm cao hơn nhiều so với trồng lúa nên nhiều người dân chú trọng nuôi tôm nhiều hơn trồng lúa, thậm chí không canh tác lúa làm phá vỡ hệ thống môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm - lúa.

Bên cạnh đó, theo Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang, cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm – lúa hiện chưa theo kịp tốc độ phát triển mở rộng diện tích sản xuất, môi trường dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá thức ăn và các dịch vụ đầu vào biến động khó lường đe dọa đến tính bền vững của hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhất là sản xuất tôm-lúa vốn chịu nhiều tác động của thời tiết, dịch bệnh. Việc tiếp cận khoa học kỹ thuật của người dân còn hạn chế và chậm thay đổi, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nuôi truyền thống. Thông thường người dân thả tôm nhiều đợt và chọn tôm giống giả rẻ, không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc nên hiệu quả mô hình không cao.

Phần lớn ruộng nuôi chưa thiết kế bảo bảo yêu cầu kỹ thuật (bờ thấp, giữ nước kém và thiếu ao lắng…) làm cho độ mặn và nhiệt độ nước trong ruộng nuôi tăng cao, trong khi nước ngoài kênh có nhiều mầm bệnh và có dấu hiệu ô nhiễm, vì vậy tôm nuôi bị sốc và thiệt hại trên diện rộng. Quy hoạch thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng với tình hình phát triển của địa phương, quy hoạch vùng nuôi cho từng đối tượng đôi khi còn bất cập, không phù hợp.

Ngoài ra, theo Chi cục Thủy sản Cà Mau, hiện nay chất lượng tôm giống vẫn còn nhiều hạn chế do địa bàn rộng, lực lượng mỏng, mặc dù công tác kiểm tra, kiểm dịch giống đã và đang được cơ quan chức năng tăng cường đầu tư thêm trang thiết bị. Chất lượng lúa giống để phục vụ sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm còn nhiều hạn chế, ít chủng loại phù hợp, nhất là các giống lúa chịu mặn được chưa nghiên cứu nhiều. Trên 50% diện tích gieo cấy bằng các giống lúa mùa địa phương do người dân tự trao đổi là chính, giữ giống để sản xuất qua nhiều năm, bị lẫn tạp, thoái hóa, nhiễm sâu bệnh, cho năng suất thấp.

Cấp bách thực hiện nhiều giải pháp

Để phát triển hiệu quả và bền vững hình thức canh tác tôm - lúa, theo Tổng cục Thủy sản, cần xác định khả năng phát triển và hình thức canh tác phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể của từng vùng, tăng năng suất mô hình nuôi tôm lúa theo hướng cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi riêng cho nuôi trồng thủy sản, tăng cường quản lý tốt hơn và chỉ đạo phát triển tôm - lúa ở ở vùng thuận lợi, giữ ổn định năng suất đảm bảo phát triển bền vững. Cụ thể, vào năm 2020, phấn đấu nâng diện tích tôm - lúa lên 200.000 ha, sản lượng tôm 100.000 - 120.000 tấn/năm; định hướng đến năm 2030, diện tích nuôi tôm lúa là 250.000 ha, sản lượng tôm 125.000 - 150.000 tấn/năm; đồng thời tăng năng suất tôm nuôi lên 500 kg/ha/vụ/năm.

Về giải pháp thực hiện trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám yêu cầu Tổng cục Thủy sản trong Quý 4/2015 phải hoàn thành xây dựng Chương trình phát triển nuôi tôm - lúa vùng ĐBSCL trình Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt. Hoàn thành quy hoạch chi tiết phát triển mô hình nuôi tôm - lúa giai đoạn 2016 - 2020 tầm nhìn 2030 cho các địa phương vùng ĐBSCL.

Rà soát và điều chỉnh các quy hoạch thủy lợi đáp ứng kịp thời nhu cầu tưới tiêu cho vùng phát triển tôm - lúa. Hệ thống công trình thủy lợi đáp ứng nhu cầu cấp nước mặn, giữ nước ngọt chủ động cần thiết, góp phần thay đổi tập quán canh tác cũ… Rà soát và thực hiện các điều chỉnh về đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi tôm lúa tập trung, bao gồm đê bao, trạm bơm nước, hệ thống kênh mương cấp thoát, hệ thống đường điện và hệ thống xử lý nước thải.

Mặt khác, để góp phần cải thiện năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của tôm - lúa cần chú trọng quan tâm đến kỹ thuật nuôi như chọn giống chất lượng và giống được ương với kích cỡ từ 1,5 - 2,0 cm trước khi thả ra ruộng nuôi; tỷ lệ diện tích mương/vuông nuôi phù hợp; độ sâu mực nước trên trảng vuông nuôi; mật độ thả; số lần thả; thay nước có kiểm soát, sử dụng vôi, phân zeolite, sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ, quản lý môi trường, sức khỏe tôm nuôi phù hợp cho phát triển mô hình ở ĐBSCL.

Thực hiện nghiên cứu công nghệ nuôi tôm lúa theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm (tôm sạch, lúa thơm) và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường… Nghiên cứu xây dựng và thực hiện các mô hình nuôi tôm - lúa với đối tượng tôm sú trên các vùng sinh thái khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất cả lúa và tôm và nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả và có tính khả thi cao.

Các địa phương cần quy hoạch vùng nuôi tôm - lúa tập trung và đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo và tiến tới dự báo môi trường, mầm bệnh cho các vùng nuôi tôm - lúa nhằm phục vụ nuôi tôm và phát triển trồng lúa một cách bền vững. Tập huấn cho nông dân áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, tuyên truyền về chất lượng, an toàn vệ sinh thú ý thủy sản nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng trước khi cung ứng ra thị trường…

Tiền Giang, 02/10/2015
Đăng ngày 05/10/2015
Thành Công

Men vi sinh cho ao nuôi tôm quảng canh

Nuôi tôm quảng canh là một phương pháp nuôi tôm phổ biến ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước và môi trường trong ao nuôi luôn là thách thức lớn đối với người nuôi tôm. Trong bối cảnh này, men vi sinh đã trở thành một giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe tôm và tăng năng suất.

Men vi sinh
• 10:10 17/06/2024

Gỡ khó trong đăng ký tàu cá và cấp giấy chứng nhận đối tượng nuôi thủy sản chủ lực

Sáng ngày 14.6, UBND huyện Tuy Phước tổ chức họp bàn các giải pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn trong đăng ký tàu thuyền và cấp giấy chứng nhận nuôi thủy sản chủ lực trên địa bàn huyện.

Cuộc họp
• 09:37 17/06/2024

Bí đỏ bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc cung cấp đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng cho tôm nuôi là yếu tố then chốt quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Gần đây, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm kiếm và có giá trị dinh dưỡng cao như bí đỏ đã được nhiều người nuôi tôm áp dụng và đạt hiệu quả tích cực.

Bí đỏ
• 09:41 14/06/2024

Những điều cần biết khi nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến

Ngày nay, diện tích nuôi tôm quảng canh dần ít đi, thay vào đó là áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến phổ biến rộng rãi. Vậy nó có khác với cách nuôi tôm quảng canh và có những điều gì cần phải lưu ý khi nuôi. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi quảng canh
• 09:59 13/06/2024

Thực khuẩn thể kiểm soát lây nhiễm Aeromonas Hydrophila trên cá

Thể thực khuẩn ngày càng được sử dụng làm tác nhân kiểm soát sinh học chống lại vi khuẩn gây bệnh. Một báo cáo phân lập được thực khuẩn thể Akh-2 từ đảo Geoje, Hàn Quốc kiểm soát bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas hydrophila.

Cá
• 13:35 17/06/2024

Men vi sinh cho ao nuôi tôm quảng canh

Nuôi tôm quảng canh là một phương pháp nuôi tôm phổ biến ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước và môi trường trong ao nuôi luôn là thách thức lớn đối với người nuôi tôm. Trong bối cảnh này, men vi sinh đã trở thành một giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe tôm và tăng năng suất.

Men vi sinh
• 13:35 17/06/2024

Giải thích hiện tượng tôm thường trốn dưới đáy khi trời mưa

Trời mưa mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và đời sống con người, nhưng với người nuôi tôm, mưa lại là một hiện tượng thiên nhiên đầy thách thức. Một trong những hành vi thường thấy là tôm thường trốn dưới đáy ao khi trời mưa.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:35 17/06/2024

Gỡ khó trong đăng ký tàu cá và cấp giấy chứng nhận đối tượng nuôi thủy sản chủ lực

Sáng ngày 14.6, UBND huyện Tuy Phước tổ chức họp bàn các giải pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn trong đăng ký tàu thuyền và cấp giấy chứng nhận nuôi thủy sản chủ lực trên địa bàn huyện.

Cuộc họp
• 13:35 17/06/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 13:35 17/06/2024
Some text some message..