Đánh bắt cá nơi đầu nguồn

Ngoài Biển Hồ mênh mông ra, những cánh đồng rộng hàng ngàn ha của nước bạn Campuchia chính là nơi khởi sinh của các loài cá tôm, để rồi sau đó theo con nước đổ về những dòng sông, cánh đồng ở ĐBSCL. Bây giờ, cá tôm trên đồng nước bạn không còn nhiều như trước, nhưng vẫn là nơi mưu sinh của rất nhiều ngư dân vùng sông nước miền Tây.

Đổ cá từ đáy lên thuyền
Đổ cá từ đáy lên thuyền

GIĂNG ĐÁY ĐẦU SÔNG

Qua cầu Sở Thượng trên đường ĐT841 (TX Hồng Ngự, Đồng Tháp), chúng tôi rẽ vào con đường dọc bờ sông Sở Thượng, con sông này có một nửa là của Việt Nam, nửa bên kia thuộc Campuchia. Con đường trải bê tông chỉ rộng chừng 2 m, nhưng lâu lâu lại có một chiếc xe máy rú ga phóng như điên. Trên xe chất đầy những bao nilon bằng nhựa trong suốt nhìn rõ những cây thuốc lá Jet, Hero.

Chạy được 15 cây số, anh Bùi Văn Nam, một ngư dân đã bỏ nghề chuyển sang chạy xe ôm, dừng xe bảo tôi: “Tới rồi”. Trước mặt tôi là barie của Trạm Kiểm soát Biên phòng Mương Ba Nguyên, thuộc xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự chắn ngang đường. Anh lính trẻ đang trực trong chốt gác hỏi: “Mấy anh đi đâu thế ạ?”. Anh Nam chỉ giàn đáy ngoài ngã ba sông cách đó chừng 300 m đáp: “Anh là người quen của chú Bảy chủ đáy, muốn ra ngoải mua ít cá về lai rai. Xong vô liền hà”. Cậu lính trẻ “dạ”. Anh Nam nói tiếp: “Em cho anh gửi xe trong sân trạm nha”, vừa nói anh vừa dắt xe máy vào sân trạm Biên phòng rồi dẫn tôi xuống bến sông. Tại đây, chúng tôi thuê một chiếc xuồng máy chở ra đáy với giá 30 ngàn đồng/lượt.

Chừng 10 phút sau, chúng tôi đã có mặt tại giàn đáy nhất (đáy ở đầu nguồn) nằm trên phần mặt nước của Campuchia. Đây là một trong những giàn đáy “hứng” luồng cá từ gốc. Nhưng, đáy không có một bóng người. Tôi đang tiếc rẻ thì anh Nam móc điện thoại ra gọi cho ai đó rồi bảo tôi: “Giàn đáy này của ông Nguyễn Văn Cưng (Bảy Cưng). Mấy hôm nay cá chạy ít nên ngày nào ổng cũng về. Đợi chút đi, ổng ra tới giờ đó”. Giàn đáy của ông Bảy dài 150 m, là một trong những giàn đáy lớn nhất “án ngữ” ở vùng đầu nguồn sông Sở Thượng này.

Tôi ngồi trên chiếc bè đáy đang dập dờn trên mặt nước vắng mênh mông, chỉ có tiếng sóng rì rào mỗi khi một cơn gió thoảng qua. Khi mặt ông trời đỏ rực, sà xuống sát mặt nước tít đằng xa, cũng là lúc chiếc xuồng máy chở ông Bảy ào đến. Tiếng máy nổ xé toạc không gian yên tĩnh, hai vệt nước phía sau xuồng như kéo dài bất tận.

Do đã được anh Nam giới thiệu trước nên vừa trèo lên bè đáy, ông Bảy đã chìa bàn tay thô cứng ra cho tôi bắt rồi không rào đón, nói ngay: “Giàn đáy này tôi thuê thời gian 6 năm, hết gần tỉ bạc. Mấy năm trước, cá nhiều lắm, cứ 2-3 tiếng là phải đổ đáy một lần, nếu không, cá vào đầy bung đáy luôn. Mỗi đêm thu cả tấn cá! Nhưng càng ngày cá càng ít. Đầu mùa lũ năm nay, đêm nào nhiều nhất cũng chỉ được hơn 2 tạ cá linh”.

Tôi thắc mắc: “Đây là đầu nguồn, sao cá lại ít đi?”, ông Bảy trầm ngâm: “Nhiều nguyên nhân. Năm nay lũ kém. Thêm nữa, dù là đầu nguồn, nhưng những cánh đồng phía trong mới là túi cá. Dân mình sang thuê mặt nước đặt dớn như sao sa trong đó. Dớn là loại lưới dày, nó “gom” từ cá nhỏ cỡ cọng chiếu trở lên. May là ở đây họ cấm các loại cào, đăng điện, chứ nếu không chắc cũng sạch rồi”. Anh Nam bảo, ông Bảy là một trong số ít những người từ nhiều năm nay không tận diệt cá linh non.

Rải rác quanh giàn đáy của ông Bảy, còn những giàn đáy khác, mỗi giàn cách nhau chừng nửa cây số. Dù không đến nỗi “hẻo” như dưới hạ nguồn, nhưng cũng đìu hiu hơn nhiều so với mọi năm.

Ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trên đồng Campuchia

Ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trên đồng Campuchia

“Từ đây sang mấy cánh đồng bên Campuchia có xa không chú Bảy?”. Tôi hỏi. “Hổng xa gì mấy, xuồng máy chạy chừng nửa tiếng. Nhưng chú lạ nước lạ cái, lại chẳng quen ai… không hay đâu. Tôi có thằng cháu vẫn sang bển đặt dớn, mai chừng 3 - 4 giờ sáng nó đi, để tui kêu nó ghé rước chú đi luôn”, ông Bảy đáp.

ĐẶT DỚN Ở “TÚI” CÁ

Đang chìm sâu trong giấc ngủ, tôi giật mình choàng dậy khi nghe tiếng đàn ông nói oang oang bên tai: “Anh ngủ say quá, muỗi chích bầm người rồi nè. Dậy đi thôi”. Tôi tỉnh ngủ. Người vừa nói là anh Nguyễn Văn Xum, năm nay 37 tuổi, người cháu mà ông Bảy giới thiệu cho tôi tối qua. 4 giờ sáng, khi mảnh trăng còn treo lơ lửng trên đầu, chúng tôi đã xuất phát. Tiếng máy cole đanh giòn phá tan màn đêm tĩnh mịch rồi xé toang mặt nước lấp loáng ánh trăng lao đi. Gió lạnh, tôi mồi một điếu thuốc, nhưng chưa kịp rít đã bị nước bắn lên tắt ngấm. Có vẻ như chiếc xuồng đã làm bầy cá đang ngon giấc dưới mặt nước giật mình khiến chúng liên tục vọt lên khỏi mặt nước. Lớp vảy trắng bạc lấp lánh dưới ánh trăng.

Chừng 20 phút sau, chiếc xuồng giảm tốc độ rồi dừng hẳn. Anh Xum cho biết, cánh đồng này thuộc tỉnh Preyveng, Campuchia. Tôi nhìn xung quanh, chỉ thấy ánh trăng rải xuống mặt nước mênh mông, chẳng biết đâu là bờ. Lâu lâu mới thấy một đốm sáng lóe lên phía xa. “Có nhiều người sang đây đánh bắt cá không anh?”, tôi hỏi anh Xum. “Hằng trăm người, toàn dân mình không hà”, anh đáp.

“Mình sang đây đánh bắt rồi đóng thuế cho họ hay sao?”, tôi hỏi tiếp. “Đâu có, họ cho thuê mặt nước theo chiều dài đường dớn. Tùy theo đồng nhiều hay ít cá mà giá thuê khác nhau. Từ 20 triệu đến cả vài trăm triệu đồng cho 1.000 m dớn. Có nơi một đường dài có giá thuê đến vài trăm triệu đồng. Mình không có tiền nên “mua lẻ” thế này, chứ dân có tiền họ mua cả lô, giá có khi lên tới cả tỉ bạc. Ở khu vực này tôi phải trả họ 35 triệu đồng/vụ đấy. Năm nay cá linh rất ít, nhưng cũng không đến nỗi không có ăn”, anh Xum vừa nói vừa rà xuồng đến những chiếc rọ nằm trên dớn để đổ cá. Toàn bộ chiều dài dớn của anh có 5 miệng rọ. Trung bình mỗi rọ anh đổ ra xuồng khoảng 20 ký cá các loại, nhưng chủ yếu vẫn là cá linh.
 

Chuyển cá xuống quây lưới mắt rộng hơn để cá nhỏ thoát ra ngoài

Chuyển cá xuống quây lưới mắt rộng hơn để cá nhỏ thoát ra ngoài

Ngay sau khi gom cá trong các rọ xong, anh Xum nhanh chóng mang đến một ô lưới quây gần đó và đổ xuống. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao anh không để trên xuồng luôn mà phải đổ xuống đó?”. Anh Xum chỉ tay vào lưới quây giải thích: “Anh nhìn đi, lưới này mắt to, những con cá nhỏ có thể chui lọt ra ngoài”. Nghe đến đây, tôi đã hiểu ra, hỏi: “Mọi người có làm giống anh không?”. “Ở bên này họ làm rất nghiêm, nếu ai bắt cá linh non, kiểm tra thấy họ phạt rất nặng và có thể cấm sang đây đánh bắt nữa. Còn dùng các phương tiện đánh bắt bằng điện, họ bắt giam luôn chứ chẳng chơi”, anh Xum nói.

“Từ bao đời nay, loài "linh ngư" nhỏ bé này đã gắn liền với đời sống cả vật chất lẫn tinh thần của người nông dân miền Tây. Đã có tên trong sử sách, truyền thuyết. Vậy mà, giờ nó đang có nguy cơ biến mất. Đã đến lúc chúng tôi phải có những hành động cụ thể để bảo vệ nó. Phải tuyên truyền và lên án mạnh mẽ những hành động tận diệt cá linh như dùng lưới mùng bắt cá con, cá non, đánh bắt bằng điện. Phải đưa chúng trở lại thiên nhiên nếu lỡ càn quét, bắt được chúng”, lão ngư Nguyễn Văn Cưng.

 

nongnghiep.vn
Đăng ngày 15/11/2012
Đánh bắt

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 08:14 23/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 08:14 23/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 08:14 23/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 08:14 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:14 23/01/2025
Some text some message..