Cá mập trắng khổng lồ ăn nhiều hơn người ta tưởng

Một nghiên cứu mới vừa được các nhà khoa học Australia công bố cho thấy cá mập trắng khổng lồ, loài cá ăn thịt lớn nhất thế giới, tiêu thụ lượng thức ăn lớn hơn 3-4 lần so với những gì chúng ta vẫn nghĩ.

cá mập trắng
Ảnh minh họa

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ từ những năm 1980 cho thấy việc ăn lượng thịt 30kg là đủ để con cá mập nặng 1 tấn đủ sống trong hơn 6 tuần. Điều này đã dẫn tới các giả định rằng loài cá mập lớn có thể tồn tại được lâu dù không ăn gì.

Tuy nhiên, nghiên cứu do Đại học Tasmania thực hiện và xuất bản trong tuần này trên mục Scientific Reports ở trang nature.com đã thấy rằng 30kg thịt thực ra chỉ đủ dùng cho cá mập trong từ 12-15 ngày.

Các nhà nghiên cứu đã đánh dấu vào khoảng một chục con cá mập trắng lớn đang sống tại Quần đảo Neptune ngoài khơi Nam Australia và đã tính mức độ trao đổi chất từ tốc độ bơi của chúng.

Họ đã tính được việc con cá phải đốt bao nhiêu năng lượng và chúng cần tới bao nhiêu thực phẩm.

Nhà nghiên cứu cao cấp Jayson Semmens, người lãnh đạo nghiên cứu, nói rằng năng lượng mà cá mập trắng lớn sử dụng sẽ tương đương với việc nó phải ăn một con hải cẩu non sau mỗi 3 ngày.

"Họ (các nhà nghiên cứu Mỹ) có thể đã chọn mẫu là một con cá mập không hoạt động nhiều lắm" - Semmens nói với đài truyền hình ABC - "Khi đó, phương thức nghiên cứu của họ tương đối mới. Họ đã làm các nghiên cứu về trao đổi chất tương đối giống chúng tôi, nhưng chỉ trên một con cá mập duy nhất. Những con cá mập trắng lớn tại khu vực đông hải cẩu nơi chúng tôi nghiên cứu đã rất tích cực hoạt động. Chúng phải bơi với tốc độ rất cao để bắt được những con hải cẩu. Mức độ trao đổi chất, hay động cơ đã giúp chúng hoạt động mạnh như thế, đã nhanh hơn nhiều chúng ta tưởng. Những con vật này sẽ đi săn sau mỗi vài ngày, thay vì nhiều tuần."

Nghiên cứu cũng tìm cách thấu hiểu vai trò của cá mập trong hệ sinh thái biển. Semmens cho biết nhóm hiện chưa biết rõ quy mô dân số của loài cá mập trắng. Tuy nhiên ông nói rằng loài cá mập đang bị đe dọa trên khắp thế giới vì bị đánh bắt quá mức.

"Chúng rất dễ tổn thương vì lịch sử sống của mình. Chúng sống lâu, sinh sản muộn và mỗi lần sinh sản cũng chỉ có vài con" - ông nói.
Semmens cho biết việc khiến cá mập trắng biến mất khỏi đại dương có thể sẽ gây ra nhiều tác động to lớn. Ông nói rằng cá mập đã giữ kiểm soát một lượng lớn động vật dưới biển, hơn nhiều so với người ta đã tưởng.

Hiện nay cá mập trắng, với con trưởng thành có thể dài tới 5 mét và nặng chừng 1.300kg, đã được bảo vệ và có thể được tìm thấy trên toàn cầu./.

Vietnam+
Đăng ngày 25/03/2013
linh vũ
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 16:59 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 16:59 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 16:59 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 16:59 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 16:59 19/12/2024
Some text some message..