1.97 triệu đô đầu tư phát triển kỹ thuật mới trong phòng chống dịch bệnh thủy sản

Một nghiên cứu mới được thực hiện tại trường Đại học Exeter, Anh và Trung tâm môi trường, Thủy sản và Khoa học Nuôi trồng thủy sản (CEFAS) nhằm giúp giảm thiểu dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho nông dân quy mô nhỏ ở Ấn Độ, Bangladesh và Malawi.

ky thuat chuan doan benh

Đại học Exeter và các Trung tâm môi trường, Thủy sản và Khoa học Nuôi trồng thủy sản (CEFAS) đang dẫn đầu một dự án BBSRC-Newton với quỹ đầu tư 1.97 triệu đô nhằm phát triển và áp dụng các kỹ thuật sinh học phân tử mới để giảm tác động của dịch bệnh chủ yếu trong nuôi trồng thủy sản, nhằm cải thiện sinh kế cho nông dân quy mô nhỏ ở Ấn Độ, Bangladesh và Malawi.

Nuôi trồng thủy sản đóng góp đáng kể vào an ninh lương thực toàn cầu và giảm nghèo. Tại Bangladesh và Ấn Độ, ngành công nghiệp đánh bắt cá tôm góp phần duy trì sinh kế của hàng trăm ngàn người dân nghèo.

Nuôi cá góp vào nền tảng lớn cho cuộc sống của nông dân quy mô nhỏ ở Ấn Độ và các nước đang phát triển trên thế giới. Dịch bệnh là yếu tố lớn nhất hạn chế tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản (với khoản lỗ liên quan hàng năm ước tính đạt hơn 6 tỷ đô trên toàn cầu) và phòng chống dịch bệnh là điều rất quan trọng nhằm bảo vệ sinh kế của nông dân quy mô nhỏ và để đạt được mục tiêu toàn cầu về tăng trưởng nuôi thủy sản trong việc hỗ trợ xóa đói giảm nghèo.

Từ dự án môi trường DNA (Edna), phương pháp này sẽ được áp dụng để hiểu rõ hơn về microbiome (tập hợp các vi khuẩn và các mầm bệnh) trong nuôi cá và động vật có vỏ dưới ao và ở trong cơ thể sinh vật để phát triển phương pháp cảnh báo sớm về dịch bệnh và giảm thiểu sự bùng phát của dịch bệnh ở các nước thu nhập thấp nơi có thực phẩm khan hiếm.

Chủ đề trọng tâm trong dự án này là sự liên kết có sự nỗ lực của nông dân, chuyên gia bệnh học, nhà nghiên cứu và các cơ quan quốc gia nhằm giúp ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Giáo sư Charles Tyler, trường Đại học Exeter, người điều hành công việc cho biết: "Trợ cấp này cung cấp một cơ hội tuyệt vời cho chúng ta kết hợp các kỹ năng sinh học phân tử của chúng tôi ở Exeter, với chuyên môn trong chẩn đoán bệnh, bệnh học và Edna tại CEFAS, nhằm hiểu rõ hơn về các vi sinh trong ao nuôi liên quan đến tình trạng sức khỏe và dịch bệnh bùng phát trên các đối tượng chính (tôm và cá) ở Ấn Độ, Bangladesh và Malawi. Chúng tôi sẽ sử dụng các dữ liệu để phát triển mô hình nhằm dự đoán trình điều khiển về dịch bệnh có thể được áp dụng nhằm cho phép các biện pháp để giảm thiểu hoặc ngăn chặn thiệt hại trên vật nuôi cho nông dân".

Tiến sĩ David Bass – giám đốc CEFAS, cho biết: "CEFAS là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và phát triển, tìm kiếm giải pháp để bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và cũng đồng hỗ trợ cộng đồng dễ bị ảnh hưởng; là một phần của dự án này, mục đích của chúng tôi là phát triển các công cụ phân tử dựa trên cảnh báo sớm dịch bệnh một cách đơn giản và chính xác cho người sử dụng, giúp nông dân có thể ngăn chặn trước và tránh những tác động của các vấn đề liên quan đến bệnh".

Ông cho biết thêm: "Trong dự án này, chúng tôi sẽ tham gia và đào tạo nông dân trong chẩn đoán bệnh chính xác và thiết lập mạng lưới thông tin liên lạc và đào tạo, phổ biến kết quả đầu ra với dự án càng sớm càng tốt. Để đạt được điều này, chúng tôi sẽ sử dụng kính hiển vi và công cụ phân tử để hiểu rõ hơn về microbiome trong ao nuôi thủy sản và làm thế nào vấn đề này có liên quan đến dịch bệnh".

Dự án này được tài trợ dưới sự hợp tác nghiên cứu toàn cầu: BBSRC-Newton, Quỹ Nuôi trồng thủy sản Call.

Dự án này được xây dựng trên một liên minh chiến lược giữa Đại học Exeter và CEFAS, dẫn đầu bởi Giáo sư Tyler và Tiến sĩ Grant Stentiford (CEFAS),  phát triển quan hệ hợp tác nghiên cứu chiến lược và tạo điều kiện trao đổi kiến ​​thức và đào tạo giữa Exeter và CEFAS.

Giáo sư Tyler cho biết: "Chúng tôi thành lập một thỏa thuận với CEFAS từ 5 năm trước đó đã đồng tài trợ 10 du học sinh học tiến sĩ và tôi rất vui mừng, ngay bây giờ chúng tôi đang mở rộng thỏa thuận này thêm 5 năm, với một cam kết tài trợ trọn gói 800.000 bảng cho thêm 10 du học sinh học tiến sĩ".

Tiến sĩ Stentiford cho biết: "Thỏa thuận mới sẽ cho phép chúng tôi phát triển chuyên môn chung của chúng tôi để tạo nên sự khác biệt, đặc biệt trong các lĩnh vực như chẩn đoán bệnh và phòng chống bệnh trong nuôi trồng thủy sản".

Thefishsite.com
Đăng ngày 19/01/2016
Kiến Duy - Huyền Thoại
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:10 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 13:10 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 13:10 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 13:10 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 13:10 01/12/2024
Some text some message..