10 nét chính của ngành tôm Việt Nam năm 2012

Năm 2012, ngành tôm Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ bất ổn nguồn cung nguyên liệu trong nước do dịch bệnh, thiếu vốn sản xuất, tới rào cản ethoxyquin và tình trạng suy thoái kinh tế tại nhiều khu vực tiêu thụ chính như EU hay Mỹ.

ngành tôm, tôm sú
Ảnh minh họa

Mặc dù đã rất nỗ lực trong duy trì sản xuất và XK nhưng kết quả vẫn không như mong đợi. XK tôm của Việt Nam năm 2012 chỉ đạt 2.237.435.000 USD, giảm 6,6% so với năm 2011; trong đó XK tôm chân trắng đạt 741,391 triệu USD (+5,3%), tôm sú đạt 1.250,734 triệu USD (-12,6%).

Nhìn lại bức tranh sản xuất và XK tôm năm 2012 có thể thấy các gam màu xám nhiều hơn màu sáng, thể hiện rõ nhất trên 10 sự kiện hoặc diễn biến chính sau đây.

Dịch bệnh Hội chứng Tôm Chết sớm (EMS)

Năm 2012 tôm nuôi nước lợ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Hội chứng Tôm Chết sớm (EMS) do hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS). Năm 2012 cả nước có khoảng 100.766 ha diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại do dịch bệnh (trong đó 91.174 ha nuôi tôm sú và 7.068 ha nuôi tôm chân trắng). Theo Tổng Cục Thủy sản (TCTS) hội chứng này chiếm 45,7% diện tích thiệt hại và xảy ra chủ yếu trên diện tích nuôi tôm công nghiệp; phần còn lại là do bệnh đốm trắng, đầu vàng.

Xác định nguyên nhân của EMS là vấn đề sống còn hiện nay đối với ngành tôm. Một số DN phải bỏ ra khoản chi phí khổng lồ để thuê chuyên gia nước ngoài về tìm hiểu căn nguyên của dịch bệnh, thậm chí thuê chuyên gia sang Việt Nam để trực tiếp hướng dẫn nuôi tôm. Tuy nhiên, số DN có khả năng chi trả cho những chi phí này rất ít. Các DN khác đang hoàn toàn trông đợi vào các biện pháp giải quyết của cơ quan chức năng.

XK tôm sang Nhật giảm mạnh do quy định ethoxyquin

Từ ngày 18/05/2012, cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đã quyết định kiểm tra chất ethoxyquin với mức giới hạn cho phép là 0,01ppm (10ppb) đối với 30% lô tôm NK từ Việt Nam và động thái này được tiếp diễn suốt năm 2012. Ấn Độ bị kiểm tra đối với 100% tôm NK vào Nhật với cùng mức dư lượng. Tháng 11/2012, Nhật Bản cũng bắt đầu áp dụng chế độ kiểm tra giám sát đối với tôm Phillippin. Mặc dù chính phủ hai nước Ấn Độ và Việt Nam đã nỗ lực đàm phán với chính phủ Nhật Bản để giải quyết tình hình, Ấn Độ thậm chí đang chuẩn bị kiện Nhật Bản lên WTO, nhưng vấn đề ethoxyquin vẫn chưa được giải quyết. Hai nước Thái Lan và Inđônêxia đang tận dụng cơ hội không bị kiểm tra để gia tăng XK tôm sang Nhật. 

tôm

Trong 9 tháng đầu năm 2012, tôm NK từ Ấn Độ và Việt Nam vào Nhật Bản chiếm 33% tổng NK tôm vào thị truờng này. NK từ Thái Lan và Inđônêsia chiếm 38%. Do ảnh huởng của chính sách kiểm ethoxyquin, tỷ trọng nguồn cung thay đổi: NK tôm từ Ấn Độ và Việt Nam cả năm 2012 dự báo sẽ giảm còn 25%, trong khi NK từ Thái Lan và Inđônêxia sẽ tăng lên trên 40%.

Quyết định không công bằng này đã ảnh hưởng mạnh đến XK tôm Việt Nam. Sau 5 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh, với mức từ 23,0 đến 52,5% mỗi tháng so với cùng kỳ 2011, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản giảm liên tục trong nửa sau của năm 2012. Tháng 7/2012, XK tôm sang Nhật Bản giảm 1,4% so với cùng kỳ 2011; tháng 8 giảm 16,6%, tháng 9 - 9,2%, tháng 10 - 15,8%, tháng 11 - 5,3% và tháng 12 - giảm tới 26,9%.

Với khoảng 300 DN XK và trên 600.000 ha mặt nước nuôi tôm, trong những năm gần đây, mặt hàng tôm chiếm 36 – 38% tổng kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho khoảng 1,5 triệu người lao động. Năm 2011, XK tôm Việt Nam đạt trên 2,4 tỷ USD, trong đó thị trường Nhật chiếm 28% giá trị. Năm 2012, XK tôm sang Nhật chỉ đạt 617,747 triệu USD, chiếm tỷ trọng 27,6%.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tại ĐBSCL có đến 70% số nhà máy chế biến tôm đang phải sản xuất cầm chừng vì thiếu nguyên liệu và giá nguyên liệu quá cao và từ tháng 5 đến nay lại bị thêm áp lực từ thị trường Nhật vì vấn đề ethoxyquin.

Nhiều DN không dám mua tôm nuôi công nghiệp do lo sợ nhiễm ethoxyquin, không dám XK tôm sang thị trường Nhật Bản. Những DN cố duy trì XK sang thị trường này đều phải chấp nhận sử dụng tôm nuôi quảng canh hoặc bỏ nhiều chi phí để kiểm nghiệm tôm nguyên liệu trước khi chế biến. Tuy nhiên, nguồn cung tôm nuôi quảng canh không đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của họ, đồng thời chi phí kiểm tra kiểm nghiệm càng khiến cho DN khó khăn về vốn và bị giảm mạnh lợi nhuận.

Giá tôm nguyên liệu biến động thất thường

Năm 2012, giá tôm nguyên liệu biến động bất thường, đặc biệt quý II, có thời điểm giá giảm tới 50%. Tháng 1/2012, tôm sú nguyên liệu cỡ 30/40 con tại Cà Mau có giá bán khoảng 155.000 – 195.000 đồng/kg, nhưng tháng 6/2012, giá giảm còn 120.000 – 130.000 đồng/kg.

Đến quý III/2012 giá tôm nguyên liệu lại có xu hướng nhích lên do nhu cầu thu mua tôm nguyên liệu từ các nhà chế biến tăng lên nhằm đáp ứng nhiều đơn hàng phục vụ tiêu thụ cuối năm ở các thị trường NK lớn. Đầu tháng 10/2012, giá tôm sú cỡ 30 con/kg lại tăng lên mức 130 – 135.000 đồng/kg. Giá tôm chân trắng cỡ 100 con/kg cũng tăng khoảng 7% từ mức 80.000–81.000 đồng/kg lên 85.000 – 87.000 đồng/kg. 

Trong 9 tháng đầu năm 2012, tôm NK từ Ấn Độ và Việt Nam vào Nhật Bản chiếm 33% tổng NK tôm vào thị truờng này. NK từ Thái Lan và Inđônêsia chiếm 38%. Do ảnh huởng của chính sách kiểm ethoxyquin, tỷ trọng nguồn cung thay đổi: NK tôm từ Ấn Độ và Việt Nam cả năm 2012 dự báo sẽ giảm còn 25%, trong khi NK từ Thái Lan và Inđônêxia sẽ tăng lên trên 40%. Quyết định không công bằng này đã ảnh hưởng mạnh đến XK tôm Việt Nam. Sau 5 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh, với mức từ 23,0 đến 52,5% mỗi tháng so với cùng kỳ 2011, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản giảm liên tục trong nửa sau của năm 2012. Tháng 7/2012, XK tôm sang Nhật Bản giảm 1,4% so với cùng kỳ 2011; tháng 8 giảm 16,6%, tháng 9 - 9,2%, tháng 10 - 15,8%, tháng 11 - 5,3% và tháng 12 - giảm tới 26,9%.  Với khoảng 300 DN XK và trên 600.000 ha mặt nước nuôi tôm, trong những năm gần đây, mặt hàng tôm chiếm 36 – 38% tổng kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho khoảng 1,5 triệu người lao động. Năm 2011, XK tôm Việt Nam đạt trên 2,4 tỷ USD, trong đó thị trường Nhật chiếm 28% giá trị. Năm 2012, XK tôm sang Nhật chỉ đạt 617,747 triệu USD, chiếm tỷ trọng 27,6%.  Theo thống kê chưa đầy đủ, tại ĐBSCL có đến 70% số nhà máy chế biến tôm đang phải sản xuất cầm chừng vì thiếu nguyên liệu và giá nguyên liệu quá cao và từ tháng 5 đến nay lại bị thêm áp lực từ thị trường Nhật vì vấn đề ethoxyquin.  Nhiều DN không dám mua tôm nuôi công nghiệp do lo sợ nhiễm ethoxyquin, không dám XK tôm sang thị trường Nhật Bản. Những DN cố duy trì XK sang thị trường này đều phải chấp nhận sử dụng tôm nuôi quảng canh hoặc bỏ nhiều chi phí để kiểm nghiệm tôm nguyên liệu trước khi chế biến. Tuy nhiên, nguồn cung tôm nuôi quảng canh không đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của họ, đồng thời chi phí kiểm tra kiểm nghiệm càng khiến cho DN khó khăn về vốn và bị giảm mạnh lợi nhuận.  Giá tôm nguyên liệu biến động thất thường  Năm 2012, giá tôm nguyên liệu biến động bất thường, đặc biệt quý II, có thời điểm giá giảm tới 50%. Tháng 1/2012, tôm sú nguyên liệu cỡ 30/40 con tại Cà Mau có giá bán khoảng 155.000 – 195.000 đồng/kg, nhưng tháng 6/2012, giá giảm còn 120.000 – 130.000 đồng/kg.  Đến quý III/2012 giá tôm nguyên liệu lại có xu hướng nhích lên do nhu cầu thu mua tôm nguyên liệu từ các nhà chế biến tăng lên nhằm đáp ứng nhiều đơn hàng phục vụ tiêu thụ cuối năm ở các thị trường NK lớn. Đầu tháng 10/2012, giá tôm sú cỡ 30 con/kg lại tăng lên mức 130 – 135.000 đồng/kg. Giá tôm chân trắng cỡ 100 con/kg cũng tăng khoảng 7% từ mức 80.000–81.000 đồng/kg lên 85.000 – 87.000 đồng/kg.

Ao nuôi tôm thâm canh

Tăng mạnh NK tôm nguyên liệu, nhất là từ Thái Lan

Chi phí đầu vào của nghề nuôi tôm (giá điện, nước, nhiên liệu, thức ăn, lao động) gia tăng và tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thấp, chỉ đạt 30% - 40%, khiến cho giá thành sản xuất tôm trong nước tăng rõ rệt và cao hơn nhiều so với giá thành ở các nước láng giềng. Năm 2012, giá thành trung bình sản xuất tôm chân trắng loại 50 con/kg và tôm sú loại 40 con/kg là 75.000 đồng/ kg và 80.000đ/kg, trong khi năm 2011 giá thành sản xuất tương ứng chỉ là 60.000 đồng/kg và 65.000–70.000 đồng/kg.

Đầu tháng 6/2012, tại Việt Nam, tôm chân trắng cỡ 60 con/kg bán tại đầm có giá 100.000–120.000 đồng/ kg, nhưng ở Thái Lan giá bán tôm cùng cỡ chỉ khoảng 80.000 đồng/ kg. Tương tự, giá tôm cỡ 70 con/ kg ở Việt Nam là 90.000 – 95.000 đồng/kg, còn tại Thái Lan là 75.000 đồng/kg.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động, các DN đã phải NK tôm từ nước ngoài để chế biến XK. Năm 2012, ước tính Việt Nam NK tôm trị giá 170 triệu USD, trong đó tôm chân trắng khoảng 105 triệu USD, tôm sú 33 triệu USD, còn lại là tôm biển để gia công và chế biến tái xuất. Từ nguồn tôm NK, các DN đã chế biến XK mang về kim ngạch XK 310 triệu USD, chiếm 14% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam.

Việt Nam NK tôm từ 27 nước, chủ yếu từ Thái Lan, Inđônêxia, Ấn Độ, Ecuađo, Canađa, Malaixia, Achentina, Anh, Xingapo, Trung Quốc, Mỹ… Trong đó, NK tôm từ Thái Lan tăng mạnh. Tám tháng đầu năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 về NK tôm Thái Lan (sau Mỹ, Nhật Bản và Canađa) với khối lượng 7.047 tấn, trị giá trên 45,7 triệu USD.

Do giá thành sản xuất tôm ở Việt Nam cao, nên theo tính toán của DN, sử dụng tôm nguyên liệu NK sẽ hạ giá tôm thành phẩm khoảng 1 USD/kg so với sử dụng tôm nguyên liệu nội địa.
Giá XK tôm Việt Nam cao hơn 2- 4 USD/kg so với Inđônêxia và Ấn Độ

Do giá thành sản xuất quá cao, tôm Việt Nam không thể cạnh tranh về giá bán với các quốc gia khác như Thái Lan, Inđônêxia, Ecuađo hay Ấn Độ trên các thị trường NK chính.
Tại Nhật Bản, giá tôm đông lạnh NK từ Việt Nam trung bình là 11,2 USD/kg trong khi giá trung bình NK từ Ấn Độ là 8,6 USD/kg - chênh lệch tới 2,6 USD/kg.

Trên thị trường Mỹ, đầu tháng 11, tôm sú HLSO cỡ 16/20 của Việt Nam có giá bán 6,85 USD/ pao, trong khi tôm Inđônêsia cùng cỡ có giá 5,55 USD/pao, tôm Ấn Độ 5,30 USD/pao.

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến giá cả trở thành yếu tố cân nhắc số 1 khi mua hàng tại nhiều thị trường lớn. Một số nhà NK lớn ở Mỹ cho biết, đa số khách hàng của họ không quan tâm đến sự khác biệt về chất lượng tôm từ các nhà cung cấp mà chỉ quan tâm tới giá bán.

XK tôm sang Mỹ giảm mạnh

XK tôm sang Mỹ năm 2012 đạt 454,57 triệu USD, giảm 18,6% so với năm ngoái. Mỹ đứng thứ 2 về NK tôm Việt Nam, chiếm 20,3% giá trị XK tôm của Việt Nam. Cung vượt quá cầu là nguyên nhân chính dẫn tới NK tôm vào Mỹ giảm mạnh trong nửa cuối năm, tháng 8 - giảm 23,3%, tháng 9 - 20,7%, tháng 10 - 20,2% và đặc biệt tháng 12 giảm tới 46,5%.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công, NK tôm vào EU giảm, nên Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ trọng điểm của nhiều nước cung cấp tôm trên thế giới. Thị trường Mỹ có áp lực cạnh tranh rất lớn, trong khi tôm Việt Nam – do giá cao - đã mất dần lợi thế trước nhiều đối thủ khác như Ấn Độ, Ecuađo. Do vậy, 10 tháng đầu năm 2012, NK tôm Việt Nam vào Mỹ giảm 12,3%, trong khi NK tôm Ấn Độ vào Mỹ tăng 25,7%, và từ Ecuađo tăng 12,1%. 

tôm sang Mỹ

Tôm thịt (peeled shrimp) là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 56,7% cơ cấu NK tôm Việt Nam vào Mỹ. 10 tháng đầu năm nay, NK tôm thịt từ Việt Nam vào Mỹ giảm 4,27% về lượng và 10,5% về giá trị. Ngược lại, NK mặt hàng này từ Ecuađo và Ấn Độ tăng mạnh, tương ứng 11,9% và 31,2% về khối lượng và 10,5% và 5,6% về giá trị.

Ecuađo đã gia tăng nhanh chóng thị phần trên thị trường tôm cỡ lớn (<15) của Mỹ. 10 tháng đầu năm 2012, NK mặt hàng này từ Ecuađo vào Mỹ là 2.169 pao, tăng 95,6% so với 1.109 pao cùng kỳ năm 2011. Xét về khối lượng, Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ hai tôm cỡ <15 cho Mỹ sau Mehicô, nhưng mức tăng trưởng chỉ đạt 9,5%. NK tôm cỡ <15 từ Mehicô vào Mỹ trong thời gian này giảm 1,3%, NK từ Ấn Độ, nhà cung cấp lớn thứ 3 cũng giảm 5%.

XK tôm sang EU giảm sâu liên tục

Là thị trường bị sụt giảm mạnh nhất về giá trị NK tôm từ Việt Nam do ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ công trong khu vực, nhu cầu tiêu thụ giảm. Khả năng thanh toán thấp của các nhà NK cũng khiến các nhà XK tôm hạn chế đưa hàng sang thị trường này.

XK tôm sang EU giảm mạnh ngay từ đầu năm và liên tục giữ mức giảm trên 2 con số trong cả năm qua. XK tôm sang EU cả năm 2012 đạt 311,737 triệu USD, giảm 24,5% so với năm 2011; chiếm 13,9% XK tôm của Việt Nam, đứng thứ 3 sau Nhật Bản và Mỹ. 

tôm sang TQ

Không chỉ có Việt Nam mà hầu hết các nước cung cấp tôm chính cho thị trường này như Ecuađo, Inđônêxia, Thái Lan cũng đều giảm XK sang thị trường này.

Việt Nam hiện là nhà cung cấp tôm lớn thứ 8 cho thị trường EU, sau Ecuađo, Thái Lan, Ấn Độ, Bănglađet, Hà Lan, Achentina và Canađa.

Ecuađo là nhà cung cấp tôm nguyên liệu lớn nhất cho EU, chiếm 17,3% tỷ trọng giá trị NK tôm nguyên liệu vào khu vực này. Bảy tháng đầu năm 2012, NK tôm nguyên liệu đông lạnh từ Ecuađo vào EU giảm 8,6%, Ấn Độ giảm 1,6%, Bănglađet - 13,9%, và Thái Lan -13,3%.

XK sang Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn thứ 4 với 11,4% tỷ trọng XK tôm của Việt Nam năm 2012, đạt 255,4 triệu USD, tăng 14,2% so với năm 2011.

Hai năm trước đó, XK tôm sang Trung Quốc tăng mạnh, nhăng năm 2012 bắt đầu có xu hướng chững lại do nhu cầu giảm và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có động thái dựng rào cản để hạn chế NK thủy sản của Việt Nam.

Là nước NK tôm từ Việt Nam nhưng Trung Quốc đồng thời cũng là đối thủ đối với XK tôm của Việt Nam. Việc thương lái Trung Quốc gia tăng thu gom tôm nguyên liệu của Việt Nam, tổ chức bơm agar trước khi cấp đông và XK tiểu ngạch là một vấn nạn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất uy tín của con tôm Việt Nam, làm gia tăng bất ổn thị trường nguyên liệu tôm.

Hàn Quốc và Ôxtrâylia – hai thị trường khả quan nhất năm 2012

Hàn Quốc là thị trường NK lớn thứ 5 với 7,7% tỷ trọng. XK sang Hàn Quốc đạt 171,4 triệu USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ. Hàn Quốc được coi là thị trường tiềm năng cho XK tôm cho Việt Nam do thương mại song phương giữa hai nước tiến triển tốt. Hàn Quốc là thị trường có thói quen và thị hiếu tiêu dùng khá giống với Nhật Bản.

Tuy nhiên, mới đây, Hàn Quốc cũng đã bắt đầu áp dụng kiểm tra ethoxyquin trong tôm NK từ Việt Nam với mức giới hạn 0,01 ppm. Nếu Hàn Quốc tăng cường kiểm tra ethoxyquin trong tôm NK từ Việt Nam như Nhật Bản, nhiều DN sẽ gặp bế tắc trong XK. Giải quyết vấn đề ethoxyquin sẽ còn đảm bảo duy trì ổn định XK sang Hàn Quốc trong những năm tới. 

tôm sang Úc

Ôxtrâylia là thị trường NK lớn 6, chiếm 4,7% tỷ trọng giá trị XK tôm Việt Nam. Năm 2012, XK tôm sang Ôxtrâylia tăng 25,7% so với năm ngoái, đạt 101 triệu USD. XK tôm sang Ôxtrâylia duy trì mức tăng trưởng dương trong gần suốt năm qua, có tháng tăng tới 3 con số, như tháng 2 tăng 173%, tháng 3 tăng 114,6%; riêng tháng 12 giảm tới 59,5%.

10 tháng đầu năm 2012, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam là ba nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Ôxtrâylia, chiếm trên 85% tổng giá trị NK tôm vào thị trường này. Trong đó, NK tôm Thái Lan chiếm 30,4%, Trung Quốc 29,5% và Việt Nam 25,1%.

Năm 2011, Trung Quốc đứng đầu về cung cấp tôm cho Ôxtrâylia với 31% tỷ trọng giá trị. Thái Lan đứng thứ 2 với 27,7% và Việt Nam chiếm 26%. Năm 2012, Thái Lan gia tăng nhanh chóng thị phần trên thị trường Ôxtrâylia và vượt qua Trung Quốc, trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất cho nước này.

Số DN chế biến và XK tôm giảm mạnh

Tính đến tháng 10/2012, chỉ còn khoảng 70 DN XK tôm. Dịch bệnh, thiếu vốn và nhu cầu từ thị trường thế giới sụt giảm đang là những yếu tố căn bản khiến nhiều DN chế biến và XK tôm phải ngừng tham gia XK.

Nhiều chính sách quản lý của nhà nước đã quá lạc hậu như quy định về kiểm soát ATTP (Thông tư 55) cũng tạo thêm gánh nặng về chi phí, giảm sức cạnh tranh của DN.

Năm 2013?

Bước sang năm 2013, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề lớn chưa được giải quyết như EMS và vấn đề ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản. Do vậy, đưa ra dự báo cụ thể cho XK tôm năm 2013 không dễ. Trước nhiều khó khăn và thách thức mới nảy sinh như vụ kiện chống trợ cấp do Liên minh Tôm Vùng Vịnh (COGSI) của Hoa Kỳ khởi xướng, có thể nói, XK tôm năm nay khó có thể chạm tới mức kỷ lục 2,4 tỷ USD của năm 2011.

Vietfish
Đăng ngày 31/03/2013
nguyễn bích
Kinh tế

Giá tôm nguyên liệu xuất khẩu tăng dần ở các thị trường (Mỹ, TQ, EU)

Tình hình giá tôm và xuất khẩu tôm tăng ở một số thị trường như: Mỹ, Trung Quốc, EU,... là một tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản Việt Nam khi bước sang giai đoạn chạy nước rút quý IV.

Tôm thẻ
• 10:17 15/10/2024

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 14:03 08/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 10:59 08/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 10:18 07/10/2024

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi trường và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Đây này sẽ là chủ đề thảo luận chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025.

Vietshrimp 2025
• 23:25 16/10/2024

Nuôi cá lồng bè: Khó khăn tăng dần khi ô nhiễm nguồn nước tăng cao

Nuôi cá lồng bè, dù mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng đang phải đối mặt với những khó khăn ngày càng gia tăng, đặc biệt là do tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.

Nuôi lồng bè
• 23:25 16/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 23:25 16/10/2024

Mẹo xử lí "trứng nước" hiệu quả

Người nuôi tôm hay nhắc đến việc “trứng nước” xuất hiện trong ao nuôi gây ra không ít các tác hại đến tôm, nhưng ngược lại ở một số giai đoạn “trứng nước” này xuất hiện lại giúp ích cho tôm. Còn rất nhiều điều thắc mắc cũng như các mẹo xử lí chúng, hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

trứng nước
• 23:25 16/10/2024

Doanh nghiệp thủy sản châu Âu chạy đua giao dịch trực tuyến

Thời điểm này, thuỷ sản nước ta đang có 2 đoàn từ châu Âu sang thanh tra về chống khai thác IUU trên biển và lĩnh vực nuôi thủy sản, đều nhằm minh bạch truy xuất nguồn gốc, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng đòi hỏi an toàn thực phẩm. Để có cái nhìn đầy đủ hơn, xin cung cấp thêm thông tin về mạng lưới thương mại thủy sản tại châu Âu với khoảng 140.000 doanh nghiệp đang chạy đua số hóa để rút ngắn chuỗi cung ứng từ trang trại đến bàn ăn. Bài viết theo Eurofish và chuyên gia Tuấn Minh.

Doanh nghiệp thủy sản
• 23:25 16/10/2024
Some text some message..