100% giống tôm hùm xanh phụ thuộc vào nguồn ngoài nước

Nhiều năm nay, người nuôi tôm hùm chủ yếu mua tôm giống không rõ nguồn gốc được nhập từ Philippines, Singapore do nguồn tôm hùm giống bắt ngoài tự nhiên đã gần như bị cạn kiệt. Nguồn tôm giống ngoại nhập này có tỷ lệ hao hụt cao khiến cơ quan quản lý phải đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời.

tôm hùm xanh
Giống tôm hùm tự nhiên ở Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu nuôi tôm hùm xanh.

Mua tôm hùm giống trôi nổi 

Tôm hùm giống nếu không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch dễ làm phát sinh lây lan dịch bệnh. Mỗi vụ mùa nuôi tôm humg mới đảo Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) lại có đến hàng trăm nghìn tôm hùm con được ngư dân mua trôi nổi từ các thương lái để thả vào các ô lồng… Rủi ro ngày một tăng cao vì hầu hết người nuôi tôm trên địa bàn thành phố chỉ mua tôm hùm giống qua thương lái thay vì các đơn vị được kiểm soát chất lượng chặt chẽ. 

Nhiều năm nay, cơ quan chức năng thành phố cũng không quản lý được nguồn nhập từ các thương lái. Nếu căn cứ vào nhu cầu thực tế thì mỗi năm có 22,5 triệu con tôm hùm giống được đưa về để phục vụ cho 45.000 lồng tôm trên địa bàn thành phố; nguồn tôm hùm giống trong tự nhiên chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu nuôi tôm hùm bông, còn tôm hùm xanh thì 100% phụ thuộc vào nguồn giống nhập từ nước ngoài. 

Nguồn tôm hùm ngoại nhập 

Với tình trạng nguồn tôm hùm giống ngoại nhập tràn lan, có nguy cơ gây ra dịch bệnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý tập trung hoạt động kiểm dịch tôm hùm giống. Mới đây, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với Chi cục Thú y Vùng IV (thuộc Cục Thú y), công an và các đơn vị liên quan kiểm tra các cơ sở kinh doanh tôm hùm giống nhập khẩu trên địa bàn TP. Cam Ranh. Hiện nay, đa phần tôm giống được nhập từ Philippines, Indonesia và Singapore. Trong quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm. Nghiêm trọng nhất là hành vi nhập khẩu một số lượng lớn tôm hùm giống không giấy tờ, không đi qua cửa khẩu, không làm thủ tục hải quan theo quy định và gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan. 

Nhiều cơ sở kinh doanh tôm hùm giống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã bị lực lượng chức năng kiểm tra và phát hiện số lượng tôm hùm giống thực tế nhập về gấp đôi số lượng đăng ký. Ngoài số lượng theo giấy phép, số con giống còn lại mà đơn vị này nhập về không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm dịch, không làm thủ tục hải quan theo quy định. Hành vi này không những vi phạm các quy định về kiểm dịch mà còn có dấu hiệu vi phạm các quy định về kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa trái phép số lượng lớn vào Việt Nam.  

Tăng cường công tác kiểm dịch tôm hùm giống

Tôm hùm từ lâu đã giúp không ít người trở thành tỷ phú, song cũng vì dịch bệnh nên không ít gia đình rơi vào cảnh nợ nần. Tôm khỏe mạnh, được giá thì người nuôi mấy chốc trở nên giàu có, nhưng giống tôm không tốt, bị dịch bệnh thì người nuôi cũng dễ dàng rơi vào cảnh khó. Nuôi tôm hùm lợi nhuận rất cao, song hiện nay, con giống chủ yếu nhập ngoại, nguy cơ dịch bệnh lớn. Thời gian qua, UBND tỉnh và sở ban ngành Khánh Hòa đã chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp kiểm tra, giám sát nguồn tôm hùm giống. Nếu không làm tốt công việc này thì dịch bệnh rất dễ xảy ra, gây thiệt hại cho người nuôi.  

Trong tương lai gần, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và UBND huyện, thị xã, thành phố ven biển xây dựng được một chuỗi liên kết sản phẩm tôm hùm chất lượng, an toàn và giữ vững danh hiệu “thủ phủ” tôm hùm tỉnh Khánh Hòa nhằm tiến tới xuất khẩu chính ngạch tôm hùm thương phẩm.

Đăng ngày 25/08/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:02 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:02 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 11:02 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 11:02 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 11:02 26/11/2024
Some text some message..