14 ngày giãn cách: Giờ làm gì cho đúng?

Trưa 17/7/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý thực hiện giãn cách xã hội 14 ngày (thời điểm bắt đầu không muộn hơn 0h ngày 19/7/2021) đối với 16 tỉnh, thành phố phía Nam theo chỉ thị 16. Lập tức, từ doanh nghiệp đến người nuôi thủy sản đều lo lắng. Vậy chúng ta cần làm gì để ứng phó giãn cách xã hội?

thu mua tôm
Theo chỉ thị 16, thì có được buôn bán thua mua tôm tại ao không? Ảnh: Tepbac

Diễn biến liên quan ngành thủy sản trong 7 ngày đầu giãn cách xã hội tại TP HCM

Ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên của đợt bùng phát COVID-19 lần này đến ngành thủy sản bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 6/7/2021 với sự kiện tạm đóng cửa chợ đầu mối Bình Điền, là chợ đầu mối duy nhất tập kết, phân phối thủy hải sản từ các tỉnh thành chuyển về TP HCM. Trái với lo lắng ban đầu, dù chợ Bình Điền tạm ngưng nhưng nhờ phương án điều tiết, đưa hàng hóa về hai chợ đầu mối còn lại, chuỗi cung ứng thủy sản không biến động nhiều.


Khu thu mua tôm tại chợ đầu mối Bình Điền. Ảnh: Tepbac

Ngày 8/7/2021, VASEP phản ánh toàn bộ xe container và xe tải của doanh nghiệp thủy sản di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh – Đồng bằng sông Cửu Long đang ách tắc tại các điểm chốt chặn vào tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp. Nguyên nhân là do tài xế không kịp chuẩn bị kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR (thời hạn không quá 3 ngày khi có kết quả xét nghiệm) theo yêu cầu của địa phương.

Đến ngày 9/7/2021, TP HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội, tình hình COVID-19 lây lan nhanh. Chiều ngày 9/7, Tiền Giang hạ “giấy thông hành” từ xét nghiệm PCR xuống test nhanh, vận chuyển thủy sản từ các tỉnh miền tây lên TP HCM dễ dàng hơn.

Cuối ngày 17/7/2021, 19 tỉnh, thành phố đã công bố “luồng xanh” lưu thông hàng hóa của địa phương mình. Hoạt động vận tải hàng hóa trên các tuyến đường cơ bản thông thoáng. 

tôm sú
Giá thủy sản khu vực miền tây có sụt giảm, nhưng không quá sâu. Ảnh: Tepbac.

Về giá thu mua tại ao, trong khoảng thời gian từ 8/7 – 17/7, giá thủy sản ở khu vực miền Tây ổn định hoặc tăng giảm nhẹ. Ví dụ, ghi nhận ở khu vực Cà Mau, giá tôm thẻ size 20 con/kg giảm từ 217.000 đồng/ kg xuống còn 208.000 đồng/kg, giá tôm thẻ sụt giảm từ 5.000-10.000 đồng/kg đối với từng loại kích cỡ khác. Giá tôm sú tăng 5.000 đồng/kg ở hầu hết các kích cỡ, dao động từ 155.000 đồng - 220.000 đồng/kg.

Trong thời gian này, các tỉnh có doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng đã chủ động xây dựng phương án “3 tại chỗ” để ổn định sản xuất sẵn sàng ứng biến với diễn biến của dịch bệnh COVID-19.

Ứng phó với 14 ngày giãn cách như thế nào?

Thực tế phải thừa nhận, chuỗi cung ứng thủy sản đang bị tác động lớn, nên lo lắng của doanh nghiệp và người nuôi thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long là có cơ sở. Tình hình của 7 ngày đầu giãn cách xã hội tại TP HCM cho thấy thấy mắt xích ngưng trệ nhiều nhất là khâu vận chuyển. Nguyên nhân chủ yếu là do giai đoạn đầu giữa các tỉnh không thống nhất quy định xét nghiệm đối với tài xế nên doanh nghiệp vận tải gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại, nhiều tỉnh thành phía Nam đã hoàn thành công bố “luồng xanh” lưu thông hàng hóa. Hơn nữa, dự kiến vào sáng 19/7 chuyến hàng đầu tiên bằng đường thủy từ Tiền Giang lên TPHCM sẽ được thực hiện. Vận chuyển thủy sản lên TP HCM ổn định hơn, hy vọng sẽ dễ thở cho cả chuỗi sản xuất thủy sản.

Điều lo lắng hiện nay của người nuôi là không có người thu mua thủy sản do thực hiện chỉ thị 16. Vấn đề này khó có thể dự báo chính xác được vì còn tùy theo tình hình lây lan COVID-19 mà từng địa phương có quyết định phù hợp đúng thời điểm. Nhưng đánh giá dựa trên chỉ thị 16, thì thủy sản thuộc nhóm ngành thực phẩm thiết yếu nên việc thu mua là cần thiết, có thể sẽ khó khăn hơn nhưng chắc chắn không thể ngưng triệt để.

máy cho tôm ăn
Người nuôi lo lắng khu có người thu tôm, nhất là khi rủi ro tôm gặp sự cố. Ảnh: Tepbac.

Chỉ còn 1 ngày để chuẩn bị cho giãn cách xã hội ở 16 tỉnh, thành phía Nam theo chỉ thị 16. Dù người nuôi muốn gấp rút thu hoạch, bán tháo với giá rẻ thì đơn vị thu mua cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu. Do đó, cần thiết nhất lúc này là người nuôi cần bình tĩnh là chuẩn bị điều kiện trại nuôi tốt nhất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản triệt để, hạn chế tối đa tôm cá xảy ra sự cố trong 14 ngày giãn cách.

Giãn cách xã hội chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ chuỗi sản xuất, cung ứng thủy sản. Hy vọng toàn ngành thủy sản từ người nuôi, người thu mua đến doanh nghiệp chế biến, vận chuyển… cùng nghiêm túc thực hiện chỉ thị 16, đẩy lùi dịch bệnh để yên tâm phát triển kinh tế.

Đăng ngày 18/07/2021
Thảo @thao
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 10:40 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 10:40 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 10:40 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:40 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:40 29/12/2024
Some text some message..