15ha ngao chết trắng mặt biển, người nuôi thất thần

Tình trạng ngao chết hàng loạt xảy ra trên toàn bộ diện tích nuôi của xã Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Sự cố xảy đến đột ngột khiến người dân hoang mang.

Ngao chết
Chưa bao giờ người nuôi ngao tại Nghi Thiết trải qua sự cố lớn như thế này.

Có thể mất trắng hàng trăm tấn ngao

Nghi Thiết là xã nuôi ngao có truyền thống của huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Chưa bao giờ cảm giác hoang mang lại bao trùm đến thế, lần này toàn bộ khu vực bãi triều rộng gần 15 ha đều gặp sự cố.

“Sau khi phát hiện, huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên ngành phối hợp với chính quyền địa phương và các hộ nuôi tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm kiểm tra. Hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân”, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc, ông Nguyễn Đức Thọ xác nhận.

Được biết, hiện ở xã Nghi Thiết có tổng cộng 7 hộ nuôi, "cơn bạo bệnh" đợt này không bỏ sót bất kỳ hộ nào. Đau xót hơn khi biết rằng, nhiều bãi nuôi đã cận kề ngày thu hoạch. Những tưởng chắc mẩm thu về tiền trăm bạc tỷ sau chuỗi ngày dài đổ mồ hồi sôi nước mắt, nay sự cố bỗng chốc ập đến lập tức đẩy nhiều gia đình vào tình cảnh khốn cùng.


Nhiều gia đình điêu đứng vì ngao.

Qua nắm bắt thực tế, được biết tình trạng ngao chết đã manh nha xuất hiện từ 1 tháng trước đó, tuy nhiên tình hình bắt đầu tăng đột biến trong những ngày gần đây, tỷ lệ chết lên đến 50%. 

Mặc dầu chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng ước lượng người nuôi có thể mất trắng hàng trăm tấn ngao thương phẩm.

Lúc này xác ngao chết vẫn nằm đặc quánh khắp bãi triều, chốc chốc mùi hôi thối lại xốc lên tận óc. Để hạn chế tốc độ lây lan, nhiều ngày nay các hộ phải khẩn trương triển khai công đoạn dọn bãi, sau mỗi bận xác ngao được chất thành từng đống.

Thầu bãi ngao rộng 1,5 ha, vợ chồng anh Phạm Văn Hải tiến hành thả 5 tấn giống vào trung tuần tháng 4/2019. Sau chuỗi ngày dài tích cực chăm bẵm dự kiến vụ này sẽ thu hồi một khoản kha khá để trang trải nợ nần.

Nào ngờ sự việc đảo chiều chóng vánh, chỉ trong chớp mắt  20 tấn ngao thương phẩm thi nhau chết sạch bách. Với giá 18.000 đồng/kg, nhẩm tính đi tong 360 triệu đồng. Cộng thêm 150 triệu chi phí đầu tư (giống, nhân công, kinh phí cải tạo ao đầm…), gia đình anh Hải mất ngót nửa tỷ.

Toàn bộ bãi ngao 1,4 ha của ông Phạm Văn Anh cũng chung cảnh ngộ. Theo lời ông Anh, qua nhiều năm nuôi ngao dù thi thoảng có xảy ra sự cố nhưng đến mức trắng bãi như đợt này quả thật chưa từng có tiền lệ.

Gia đình ông phát hiện ngao chết từ tháng 11 âm lịch, bước đầu chỉ rải rác trên phạm vi nhỏ, nào ngờ chỉ sau 2 tháng đã lên đến đỉnh điểm, để rồi mọi nỗ lực cứu vãn chỉ như muối bỏ bể. Riêng công đoạn thuê mướn nhân công dọn dẹp, làm sạch ao nuôi đã lên đến hàng chục triệu đồng. Tính rộng ra, cả vụ mất đứt 400 triệu.

Không phải do dịch bệnh

Phòng NN-PTNT huyện Nghi Lộc đã tiến hành lấy 3 mẫu bệnh phẩm ngao tại khu vực nuôi của 3 hộ gia đình đi xét nghiệm. Kết quả kiểm tra âm tính với ký sinh trùng Perkinsus (loại ký sinh trùng gây bệnh chết ở ngao), điều này càng khiến tâm lý các hộ thêm phần bất an.

Nghề nuôi ngao nhìn chung phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thiên nhiên, bãi triều lên xuống theo con nước khiến việc kiểm soát khó nhằn hơn so với khi nuôi trong ao đầm thông thường. Theo nhận định chung của dân trong nghề, nguyên nhân có thể do hiện tượng sương muối, thường xuất hiện vào tháng 2 và tháng 3 hàng năm.


Kiểm tra mẫu phẩm không phát hiện thấy nguyên nhân do dịch bệnh.

Dưới góc độ chuyên môn thuần túy, cơ quan chức năng huyện Nghi Lộc khẳng định người dân không tuân thủ đúng theo khuyến cáo chung khi tự ý thả giống trên mật độ quá dày, thường dao động từ 300 - 350 con/m2, con số này gấp đôi so với quy chuẩn. Ngoài ra, việc bà con tận thu thái quá, không áp dụng thời gian “nghỉ bãi” cũng là một yếu tố.

Bên cạnh đó, chất lượng đầu vào rất đáng lưu tâm. Thật đáng lo ngại khi biết rằng phần đa con giống được các hộ nhập trôi nổi từ ngoại tỉnh, nguồn này không được cơ quan có thẩm quyền chứng thực, không có giấy tờ và hóa đơn chứng thực nguồn gốc.

Nghề nuôi ngao tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc có từ 20 năm nay. Trước đây quy mô triển khai vừa phải, mật độ thả giống thưa nên tình hình cơ bản luôn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên 4 năm gần đây sự cố xảy đến khá thường xuyên, trước cơn "bạo bệnh" lần này, trong năm 2019 có đến 2 lần ngao chết với số lượng lớn.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 17/02/2020
Việt Khánh
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 20:18 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 20:18 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 20:18 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 20:18 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 20:18 27/12/2024
Some text some message..