24,8 tấn cá lồng trên sông Mã của người dân huyện Cẩm Thuỷ bị thiệt hại

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Thủy, đến ngày 16-4 trên địa bàn các xã Cẩm Thành, Cẩm Lương và Cẩm Thạch bị thiệt hại 167 lồng nuôi trên sông Mã với trọng lượng 24,8 tấn cá của 120 hộ.

Cá nuôi lồng trên sông Mã của các hộ dân huyện Cẩm thủy chết hàng loạt.
Cá nuôi lồng trên sông Mã của các hộ dân huyện Cẩm thủy chết hàng loạt trong những ngày vừa qua.

Trong đó, xã Cẩm Thành chết 16,382 tấn cá/100 lồng nuôi của 74 hộ; xã cẩm Lương chết 7,566 tấn cá/64 lồng của 43 hộ; xã Cẩm Thạch chết 861 kg/3 lồng nuôi của 3 hộ.


Người dân vớt cá tự nhiên chết trên sông Mã nhằm giảm ô nhiễm môi trường nước.

Trước đó, hồi 9 giờ 30 phút, ngày 13-4-2021 người dân thôn Bèo Bọt phản ánh nước sông Mã chảy qua địa bàn có màu đen, mùi hôi rất khó chịu, cá, tôm ngoài môi trường tự nhiên có xu thế bơi vào gần bờ và ngoi lên mặt nước để thở rồi chết rải rác, cá nuôi trong lồng bơi loạn đàn, mất kiềm soát, ngóc đầu lên trên mặt nước để thở và da cá có màu trắng nhạt, sau đó chết hàng loạt.

UBND huyện Cẩm thủy đã báo cáo các sở, ngành liên quan xuống địa bàn lấy mẫu nước, mẫu cá chết gửi cơ quan chuyên môn phân tích, xét nghiệm xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt.


Các hộ dân di chuyển cá lên bờ lót bạt bơm nước sạch để bảo vệ đàn cá nuôi.

Huyện Cẩm Thủy cũng đã cử cán bộ chuyên môn thống kê số hộ nuôi bị thiệt hại, thu gom thủy sản chết để tiêu hủy; di chuyển các lồng cá về khu vực có mầu nước bình thường như mọi ngày hoặc về về các vị trí cửa suối đổ ra sông và vào các ao nuôi nhằm giảm bớt thiệt hại, đồng thời tiếp tục theo dõi để có sự ứng phó kịp thời.

Báo Thanh Hoá
Đăng ngày 20/04/2021
Hải Đăng
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 23:19 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:19 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 23:19 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 23:19 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 23:19 20/12/2024
Some text some message..