263 tấn ngao chết ở Hà Tĩnh không phải do dịch bệnh

Chi cục Thú y vùng III vừa có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm ngao chết lấy tại bãi nuôi ở xã Mai Phụ (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh). Theo đó, tình trạng ngao chết ở xã Mai Phụ âm tính với ký sinh trùng Perkinsus.

263 tấn ngao chết ở Hà Tĩnh không phải do dịch bệnh
Mẫu ngao chết ở Mai Phụ âm tính với ký sinh trùng Perkinsus

Sau khi nhận được thông tin về việc ngao nuôi tại thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà bất ngờ chết hàng loạt, ngày 16/9, Chi cục Chăn nuôi và Thú ý phối hợp với Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, Phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cùng xã Mai Phụ đã tới kiểm tra và lấy mẫu ngao, mẫu nước gửi các ngành chức năng làm rõ nguyên nhân.

Trong khi Chi cục Chăn nuôi và Thú y lấy mẫu bệnh phẩm ngao chết gửi Chi cục Thú y vùng III (thuộc Cục Thú y, đóng tại TP Vinh, Nghệ An) thì Chi cục Thủy sản lấy mẫu nước để xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng III cho thấy, tình trạng ngao chết ở xã Mai Phụ âm tính với ký sinh trùng Perkinsus (tác nhân gây bệnh chủ yếu cho các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ, trong đó có loài ngao).

“Từ kết quả này có thể khẳng định, ngao chết ở thôn Mai Lâm (xã Mai Phụ) không phải do dịch bệnh từ ký sinh trùng Perkinsus”, bà Đặng Thị Thu Hoàn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho hay.

Như Báo Hà Tĩnh đã đưa tin, từ ngày 11/9, nhiều diện tích ngao nuôi của 38 hộ dân ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà bất ngờ chết hàng loạt. Theo thống kê của xã Mai Phụ, tổng diện tích bị thiệt hại là 79,85 ha với số lượng 263,5 tấn.

Ông Lê Văn Thuận (SN 1955, thôn Mai Lâm) có 2,4 ha nuôi ngao cho biết: “Ngao đã nuôi được hơn 2 tháng, đang sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, từ ngày 11/9, ngao bắt đầu có dấu hiệu chết. Ban đầu chết một phần, sau đó lan rộng ra gần như toàn bộ diện tích nuôi, không có cách gì cứu được”.

Phó Chủ tịch UBND xã Mai Phụ Phạm Trọng Hợp nhận định: “Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của bão số 4 gây mưa lớn kéo dài làm ngọt hóa nước ở các ao nuôi, cộng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường nước từ ao hồ, mương cống đổ về và lượng bèo tây từ bara Đò Điệm xả xuống khiến ngao nuôi bị chết”.

Tuy nhiên, tới trưa nay (24/9), Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh Nguyễn Công Hoàng cho biết: “Hiện vẫn chưa có kết quả xét nghiệm mẫu nước ở bãi nuôi ngao thôn Mai Lâm”.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 25/09/2019
Văn Đức
Môi trường

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:56 07/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 10:07 04/10/2024

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 14:11 01/10/2024

Đồi mồi 3 kg chết dạt vào bãi biển xã Nhơn Hải

Theo thông tin từ Tổ chức cộng đồng ( TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nhơn Hải tối ngày 29.8 vào khoảng 19h, người dân phát hiện 01 cá thể rùa biển thuộc loài Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).

Đồi mồi
• 11:52 01/10/2024

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 07:14 09/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 07:14 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 07:14 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 07:14 09/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 07:14 09/10/2024
Some text some message..