3 bệnh nấm nghiêm trọng trên cá rô phi

Ba bệnh nghiêm trong do nấm gây tử vong ở cá rô phi là nấm thủy mi, nấm hạt và thối mang.

Cá rô phi bệnh nấm
Nấm trên cá rô phi xảy ra chủ yếu do điều kiện nuôi kém.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt nên nhiều bệnh nấm trên cá đã xuất hiện. Cá rô phi bị đe dọa bởi nhiều bệnh khác nhau, trong đó có 3 loại nấm gây tử vong là: Saprolegnia spp., Ichthyophonus spp., và Branchiomyces spp. Bệnh xảy ra do điều kiện sống kém, tức là chất lượng nước xấu hoặc mật độ nuôi cao.

Bệnh nấm thủy mi - Saprolegnia spp.

Nguyên nhân

Saprolegnia spp. là một bệnh nhiễm trùng do nấm nước trú bề ngoài da, thường hoạt động như một kẻ xâm lược thứ phát vào da sau khi cá bị thương. Đôi khi có thể nhiễm vào mắt gây mù lòa, do đó cá không thể tìm thấy thức ăn dẫn đến suy nhược và cuối cùng là chết. Saprolegnia spp. gây các bệnh nhiễm trùng cho cả cá nuôi và cá tự nhiên.

Triệu chứng

Cá bị nhiễm bệnh xuất hiện nấm giống như bông gòn ở bề ngoài các vùng khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là trên đầu và vây. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn ở cá nuôi (42%) so với cá tự nhiên (9%).

Soi tươi da cá rô phi bị nhiễm Saprolegnia spp. Thấy các sợi nấm rõ ràng, phân nhánh và không có vách ngăn. Các đầu sợi nấm được bao phủ bởi bào tử động, có vẻ sẫm màu hơn và chứa rất nhiều bào tử.


Cá rô phi nhiễm Saprolegnia spp. cho thấy sự phát triển của nấm giống như bông gòn ở vùng đầu và ở mặt sau của vây lưng.

Phân tích mô học

Kiểm tra mô bệnh học da cá nhiễm Saprolegnia spp. cho thấy đặc trưng bởi sự thoái hóa ở các tế bào biểu bì, phù nề ở lớp hạ bì và sự bong tróc cuối cùng của biểu bì.

Saprolegnia spp. được tìm thấy ở cả cá rô phi nuôi và cá rô phi tự nhiên với tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở cá nuôi. Có thể do mật độ nuôi cao, làm tăng sự tiếp xúc giữa các loài cá, do đó tốc độ lây truyền nhiễm trùng được đẩy nhanh.

Bệnh nấm hạt – Ichthyophonus sp.

Nguyên nhân

Bệnh nấm hạt là một trong những bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến các loài cá biển và cá nước ngọt. Có phổ ký chủ rất rộng, gây bệnh nấm hạt ở các cơ quan mạch máu như tim, lá lách, gan và thận. Nó gây ra tổn thương mô nghiêm trọng và cuối cùng là tử vong. Tỷ lệ nhiễm Ichthyophonus sp.  cao hơn vào mùa đông. Schizont (thể nứt rời) là giai đoạn của Ichthyophonus xuất hiện duy nhất trên vật chủ.

Triệu chứng

Cá bị nhiễm bệnh có biểu hiện: Di chuyển chậm chạp, cơ thể bên ngoài đổi màu sẫm, mất vảy, ban đỏ và da bị ăn mòn, thối vây và bụng lồi ra do kích thước các cơ quan bên trong tăng lên. Các tổn thương sau khi chết ở cá rô phi chủ yếu là xuất huyết, xung huyết bề mặt cơ thể với sự đổi màu sẫm. Tổn thương nổi bật nhất sau khi chết là gan to, thận bị sung huyết và các nốt sần màu đen xám chủ yếu ở gan, thận và lá lách.


Cá bị nhiễm Ichthyophonus sp. cho thấy ban đỏ trên da (mũi tên 1), mất vảy (mũi tên 2) và vùng tối (đầu mũi tên 3) (A). Biểu hiện phì đại ở gan với nốt màu xám đen trên đó (mũi tên) (B).

Phân tích mô học

Cá tự nhiên dễ bị tổn thương bởi Ichthyophonus sp. hơn do các hoạt động của con người đã làm giàu chất hữu cơ và ô nhiễm trong nước. Do đó, tất cả những yếu tố gây căng thẳng này có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, giảm sức đề kháng chống lại nhiễm trùng và gây ra tử vong. Ô nhiễm nước do các hợp chất hữu cơ (urê đi kèm với nước thải) và vô cơ (phân bón) gây đục nước, xuất hiện tảo độc nở hoa và sự suy giảm oxy làm tăng tính nhạy cảm của vật chủ đối với nhiễm trùng và gây tử vong. Cá có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh nhiều hơn khi ăn phải cá bị nhiễm bệnh.

Bệnh thối mang - Branchiomycosis

Nguyên nhân

Branchiomycosis (thối mang) là một bệnh nấm cục bộ cấp tính ở mang gây ra bởi hai loài nấm nước là B. sanguinisB. demigrans ảnh hưởng đến nhiều loại cá nước ngọt. Bệnh phổ biến nhất ở các vùng khí hậu ấm áp.

B. sanguinis phát triển và cư trú trong hệ thống mạch máu với đường kính của bào tử, sợi nấm là 5-9 μm và 8–20 μm. Trong khi đó, sự phát triển của B. demigrans sinh sôi trong các mô quanh mạch với đường kính của bào tử và sợi nấm là 12-17 μm và 13–14 μm có thể đạt đến 22–28 μm. 

Triệu chứng

Branchiomyces spp. đã được tìm thấy với tỷ lệ nhiễm bệnh là 92% ở cá nuôi vào mùa hè (nhiệt độ 40-45°C). Có lẽ, nhiệt độ cao hơn và nước có nhiều chất hữu cơ, cũng như mật độ nuôi quá nhiều là những yếu tố dễ dẫn đến sự lây nhiễm.

Cá nhiễm bệnh bị suy nhược, hôn mê và suy hô hấp (do tổn thương mô mang), biểu hiện bằng cách bơi theo tư thế thẳng đứng để thở hổn hển, nổi lên, tập trung ở những nơi có nước chảy và cuối cùng chết khi há miệng. 

Mang biểu hiện tùy theo giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Chủ yếu, xuất hiện tắc nghẽn trong giai đoạn đầu, sau đó bắt đầu thấy sự nhợt nhạt của mô mang do mất oxy. Màu sắc của mang bắt đầu chuyển thành màu trắng do hoại tử, và cuối cùng là màu trắng sáng trong các trường hợp nhiễm trùng nặng khi bệnh tiến triển do mô mang bị hoại tử nghiêm trọng làm cho mang xuất hiện cẩm thạch.


Mang cá bị nhiễm Branchiomyces sp. xung huyết ở giai đoạn đầu (A), tái nhợt mô do mất oxy (B), mang bắt đầu chuyển thành màu trắng do hoại tử (C), mô mang bị hoại tử nghiêm trọng làm cho mang có hình dạng màu cẩm thạch (D).

Soi tươi mang bị nhiễm B. sanguinis, cho thấy các sợi nấm phân nhánh, rộng, không có vách ngăn với đường kính từ 14-18 μm. Một số túi bào tử được nhận thấy ở các đầu sợi nấm. Các bộ phận mang khác bị nhiễm B. demigrans cho thấy các sợi nấm rộng hơn, không phân chia và phân nhánh ở các đỉnh của chúng với đường kính dao động từ 19-24 μm.

Phân tích mô học

Kết quả kiểm tra mô học cho thấy các bào tử bắt màu tím bám bên trong các mạch mang cũng như các sợi nấm mỏng, điều này cho thấy mầm bệnh phân lập là thuộc B. sanguinis. Ngoài ra, có một sự tắc nghẽn mạch máu của các phiến mang sơ cấp và sự ngắn lại của các phiến mang thứ cấp. Biểu mô bong vảy của các phiến mang thứ cấp. 

Diễn biến nhanh chóng của bệnh có thể là do sự xâm nhập của sợi nấm và bào tử trong mô mang làm cản trở dòng máu và do đó dẫn đến hoại tử mô và suy giảm chức năng mang. Các mô mang bị hư hỏng, mang các bào tử, có thể bong ra và rơi xuống nước, đồng thời giải phóng nhiều bào tử trong môi trường nước và nhanh chóng lây nhiễm sang vật chủ mới.

Đăng ngày 27/08/2020
Sương Phạm
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:27 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 09:27 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 09:27 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 09:27 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:27 01/12/2024
Some text some message..