3 trang trại tôm ở Trung Mỹ dương tính với EMS

Tôm ở 3 trang trại thuộc 2 nước Trung Mỹ đã được kiểm nghiệm dương tính với hội chứng chết sớm (EMS), kết quả do phòng thí nghiệm từ các chuyên gia bệnh tôm công bố phát hiện ra nguyên nhân của căn bệnh đã tàn phá quần thể tôm ở châu Á và Mexico.

tôm
Ảnh: jeffreyw, Flickr

Mẫu tôm từ 3 trang trại đã được gửi đến phòng thí nghiệm của Don Lightner, một giáo sư Đại học Arizona và là chuyên gia nghiên cứu về bệnh ảnh hưởng đến các loài thủy sản nuôi và Jee Eun Han, nghiên cứu tại phòng thí nghiệm chia sẻ với Undercurrentnews, mẫu tôm dương tính với EMS.

Mẫu tôm được lấy vào năm 2013, 2014 và 2015, Han - người kiểm nghiệm trên các mẫu tôm nói thêm.

Bà từ chối cung cấp tên quốc gia có tôm nhiễm bệnh, bà cho rằng nghiên cứu của phòng thí nghiệm là không phải là nơi công cộng và bà cũng trích dẫn các thỏa thuận bảo mật với các trang trại.

Theo một nguồn tin với kiến ​​thức trực tiếp từ hoạt động nuôi tôm ở Trung Mỹ, ông tin rằng các nước đang nhiễm EMS là Honduras và Nicaragua.

Theo nhiều báo cáo trước từ Undercurrentnews, một số nhà sản xuất ở Trung Mỹ đã nhìn thấy một số lượng gia tăng các khoản lỗ do nhiễm khuẩn, nhưng nhận định chưa có liên quan đến EMS.

Lightner và nhóm nghiên cứu tuyên bố báo cáo trên tạp chí Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), nhóm phát hiện bệnh được gây ra bởi một tác nhân là vi khuẩn sản sinh ra độc tố trong đường ruột của động vật có vỏ, ông nghi ngờ EMS đã được chuyển đến Trung Mỹ từ tôm của Mexico, chứ không phải bắt nguồn từ châu Á.

"Có lẽ nó đã lấn sang qua Mexico", ông nói thêm. "Tôi đang nghĩ EMS liên quan đến nhập lậu đàn tôm bố mẹ".

Tiểu bang của Mexico là Sinaloa, Nayarit và Sonora đã thất thoát khoảng 70% sản lượng tôm trong năm 2013 bởi EMS, người nuôi tôm ở Sonoran thiệt hại hơn 77 triệu USD. Một chuyên gia trong ngành tôm Mexico nói thêm về một cuộc tập hợp ngành công nghiệp ở Honduras vào năm ngoái, họ đã có mối quan tâm lớn và cho rằng EMS đã lây lan sang các bang phía nam của Mexico là Chiapas.

Tuy nhiên, người nuôi tôm ở Mexico nhận được tôm có khả năng chống chọi tốt hơn với EMS và trữ lượng tôm có xu hướng tốt, Lightner nói thêm.

Theo báo cáo trước đây, xuất hiện nhiều cơ hội tốt để EMS lây lan đến Honduras nhưng các trang trại nuôi tôm ở các quốc gia Trung Mỹ có thể vượt qua bệnh tốt hơn so với các đối tác tại Mexico vì tính chịu đựng di truyền và thông tin tốt hơn so với Mexico, ngay cả khi bệnh đầu tiên xuất hiện tại quốc gia vào năm 2013.

Bệnh còn được gọi là hoại tử gan tụy cấp tính, EMS được hình thành khi liên kết với một loại vi khuẩn Vibrio và lần đầu tiên được báo cáo ở Trung Quốc vào năm 2009 trước khi lan rộng đến Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Mexico.

GAA cho biết mỗi năm bệnh làm cho ngành công nghiệp tổn thất trên 1 tỷ USD. Ngân hàng Thế giới ước tính bệnh sẽ dẫn đến kết quả làm thất thoát 3 triệu tấn tôm vào năm 2016.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của EMS ở Trung Mỹ có thể sẽ không ảnh hưởng lớn đến thị trường tôm toàn cầu, nguồn kiến ​​thức từ ngành công nghiệp tôm Trung Mỹ cho biết.

"Trung Mỹ sản xuất một tỷ lệ rất nhỏ so với nguồn cung tôm trên thế giới và do đó sẽ không có bất kỳ tác động đáng kể trên thị trường cung cấp hoặc giá cả”.

Undercurrentnews.com
Đăng ngày 30/05/2015
Kiến Duy - Huyền Thoại
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 13:47 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 13:47 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 13:47 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 13:47 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 13:47 10/01/2025
Some text some message..