5 bước để vệ sinh bể cá cảnh đúng cách

Những người nuôi cá cảnh sẽ biết rằng việc vệ sinh không đúng cách không chỉ xáo trộn hệ vi khuẩn có lợi trong bể cá mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cá. Để hạn chế điều đó bài viết hướng dẫn vệ sinh bể nuôi cá cảnh đúng cách chỉ với những dụng cụ cơ bản.

Cá phượng hoàng
Bể cá đẹp là bể cá sạch và khỏe mạnh. Ảnh: Tran M Thanh

Những dụng cụ cần để vệ sinh bể cá cảnh cơ bản cần có như: Dụng cụ chà tảo, lưỡi dao cạo (lưỡi bằng nhựa cho kính acrylic), chất tẩy trắng, dụng cụ xi phông hút cặn bể cá, xô (chỉ dành cho bể cá hoặc sử dụng xô mới), giấm/nước lau kính (dành cho bể cá), vật liệu lọc nước, bàn chải nhỏ vệ sinh bộ lọc, khăn lau, chất khử clo,..

Thứ tự vệ sinh bể cá đúng cách

1. Mặt trong bể cá

2. Đồ trang trí (đá, cây nhân tạo, v.v.)

3. Nền sỏi đáy bể

4. Mặt ngoài bể cá và thiết bị

5. Bộ lọc nước

Bước 1: Làm sạch mặt kính bên trong

Bắt đầu vệ sinh bể cá cảnh bằng việc sử dụng cây chà tảo lau sạch mặt kính bên trong bể. Có rất nhiều dụng cụ chà tảo hay cọ bể trên thị trường, từ dụng cụ có cán dài đến dụng cụ cọ bể bằng nam châm.

vệ sinh bể cá
Bắt đầu vệ sinh bể cá cảnh bằng việc làm sạch mặt kính bên trong.

Mua miếng lót của dụng cụ chà tảo tại cửa hàng chuyên dụng thay vì miếng lót của bộ phận chà rửa thông thường. Mặc dù chúng gần giống nhau, nhưng miếng lót thông thường có thể có cặn xà phòng hoặc hóa chất. Những chất này ít ảnh hưởng nếu bạn sử dụng trong bồn rửa bát nhưng với bể cá thủy sinh nó có thể gây chết cho cá của bạn.

Đối với cặn cứng đầu trên kính, hãy dùng dao cạo để cạo sạch. Nếu hồ cá của bạn là kính acrylic, hãy sử dụng một lưỡi dao cạo bằng nhựa, vì dao cạo khác sẽ làm xước mặt kính.

Bước 2: Làm sạch đồ trang trí trong bể

Sau khi mặt bên trong bể kính sạch, hãy loại bỏ rong rêu và màng bẩn bám trên đá, cây nhân tạo và đồ trang trí của bể cá. Không làm sạch chúng bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa vì rất khó để loại bỏ hoàn toàn xà phòng và việc còn tồn dư một ít hóa chất từ việc tẩy rửa cũng có thể gây hại cho cá. Việc dùng dụng cụ cạo tảo trong nước ấm sẽ loại bỏ tảo và chất bẩn từ đá và thực vật.

Đối với cặn bẩn cứng đầu, chuẩn bị dung dịch thuốc tẩy 10% và ngâm các vật dụng trong 15 phút. Cọ sạch cặn bẩn còn sót lại, rửa lại thật sạch và để khô trong không khí để loại bỏ tồn dư clo còn sót lại. Hãy đặt chúng trở lại bể cá khi không còn mùi clo. Hoặc có thể nhúng chúng trong nước có chất khử clo (natri thiosunfat).

tôm ngộ không bể cá
Đồ trang trí trong bể cá cần được vệ sinh sạch sẽ.

Một số thực vật sống có thể sử dụng thuốc tẩy để loại bỏ tảo khỏi chúng. Để làm sạch cây thủy sinh, hãy chuẩn bị dung dịch thuốc tẩy 5%, ngâm cây từ 2 - 3 phút, sau đó rửa sạch.

Để đá, đồ trang trí và cây thủy sinh ra khỏi bể trong khi bạn hút sạch sỏi. Điều này giữ cho chúng không bị mảnh vụn trong quá trình hút đọng lại. Hãy chắc chắn mua một cái xô mới và chỉ dùng nó cho bể cá. Nếu bạn sử dụng một cái xô có chứa xà phòng hoặc chất tẩy rửa trong đó, bạn có thể đưa các hóa chất không mong muốn vào bể cá của mình.

Bước 3: Hút cặn bể cá để làm sạch đáy bể

Tiếp theo, làm sạch đáy bể bằng cách sử dụng dụng cụ hút cặn. Đảm bảo hút chất cặn và chất thải trên đáy bể và bề mặt của sỏi kỹ lưỡng để tất cả các mảnh vụn được loại bỏ.

hút cặn bể cá
Làm sạch đáy bể bằng cách sử dụng dụng cụ hút cặn.

Bên cạnh việc loại bỏ các mảnh vụn và chất thải dưới đáy bể thì cần thay thế 25% lương nước trong bể hàng tháng bằng nước sạch đã khử clo. Lưu ý: cần đảm bảo nước thay thế có cùng nhiệt độ với nước hồ cá của bạn. 

Bước 4: Vệ sinh mặt kính bên ngoài và thiết bị khác

Sau khi làm sạch bên trong bể cá, hãy vệ sinh cách thiết bị khác của bể cá như: đèn chiếu sáng, nắp bể và kính bên ngoài... Nước rửa kính thông thường có chứa amoniac, chất độc đối với cá. Do đó bạn có thể sử dụng giấm hoặc chất tẩy rửa có thành phần an toàn cho cá. 

vệ sinh bể cá

Bước 5: Vệ sinh bộ lọc 2 tuần 1 lần

Sau khi bên ngoài sạch sẽ, đá, cây và các đồ trang trí khác có thể đem lại vào trong bể. Bây giờ, hãy đợi một vài tuần trước khi làm sạch bộ lọc. Tại sao phải đợi 1 – 2 tuần? Bởi lần vệ sinh bạn vừa thực hiện đã làm xáo trộn sự cân bằng của cộng đồng vi khuẩn có lợi trên cây, đá và sỏi.

Và điều may mắn là, nhiều vi khuẩn có lợi cư trú trong bộ lọc, vì vậy việc chờ đợi này giúp hạn chế đảo lộn hoàn toàn hệ vi sinh trong bể cá cảnh. Tuy nhiên, nếu bạn thay bộ lọc cùng lúc với các bước vệ sinh bể cá ở trên sẽ làm gia tăng đột biến hàm lượng amoniac độc hại khi không còn đủ vi khuẩn có lợi để loại bỏ độc tố. 

Nếu bạn có bộ lọc có chứa carbon, chất hấp thụ amoniac hoặc chất trao đổi ion, thì nên thay mới nếu nó đã quá ba tuần. Vì sau một vài tuần, chất lượng hấp thụ khí độc của bộ lọc đã sụt giảm đáng kể và không đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ của nó.

vệ sinh bộ lọc
Cần vệ sinh bộ lọc mỗi 2 tuần 1 lần.

Với lọc cơ học thô (ví dụ như sứ lọc, san hô lọc, sợi lọc hoặc bọt biển) nên được rửa nhẹ để loại bỏ các mảnh vụn và đưa trở lại bộ lọc thay vì thay thế chúng. Nên sử dụng nước có cùng nhiệt độ với nước hồ cá và giá thể nhanh chóng được đưa trở lại bộ lọc để các khuẩn lạc vi khuẩn phát triển trên đó sẽ không bị mất hoàn toàn.

Đừng quên làm sạch ống lọc và các bộ phận khác của bộ lọc bằng bàn chải chuyên dụng sẽ giúp loại bỏ cặn bẩn tích tụ trong tất cả các khe nhỏ.

Việc vệ sinh bể cá thường xuyên và đúng cách sẽ đem lại cho bạn một bể cá đẹp và khỏe mạnh. Nhớ lau kính hàng tuần, hút sạch đáy sỏi mỗi khi bạn thay nước và làm sạch đá hoặc thực vật ngay khi bạn nhìn thấy các mảnh vụn hoặc tảo để giữ bể cá luôn khỏe và đẹp nhé!

Đăng ngày 17/09/2021
Lệ Thủy @le-thuy
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 07:04 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 07:04 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 07:04 17/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 07:04 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 07:04 17/12/2024
Some text some message..