5 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trên tôm nuôi

Việc giám sát sức khỏe tôm hàng ngày và hiểu biết các dấu hiệu bệnh lý của tôm là khá quan trọng, nhằm sớm phát hiện và phòng ngừa bệnh đạt hiệu quả cho người nuôi.

5 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trên tôm nuôi
Xác định chính xác nguyên nhân bệnh tôm giúp nhanh chóng hạn chế thiệt hại.

Dưới đây là kinh nghiệm nhận biết các dấu hiệu tôm mắc bệnh trong quá trình quan sát nuôi hàng ngày.

1. Ao nuôi tôm có dấu hiệu bất thường

Để quản lý tốt sức khỏe tôm nuôi, cần tiến hành quan sát những dấu hiệu trong ao nuôi. Nếu thấy tôm có hiện tượng tấp mé, nổi đầu, chim bắt mồi là những dấu hiệu cho thấy ao tôm đang thiếu ôxy, chất lượng nước xấu hoặc tôm đang nhiễm bệnh.

Nếu kiểm tra thấy hàm lượng ôxy và các chỉ tiêu môi trường như NH3, H2S, NO2, pH, Oxy... vẫn trong giới hạn cho phép thì nên lấy mẫu tôm để kiểm tra sự hiện diện của bệnh nguy hiểm.

2. Thức ăn thừa


Kiểm tra sàng ăn tôm mỗi bữa để theo dõi lượng thức ăn dư thừa của tôm.

Sức ăn là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá sức khỏe của tôm nuôi. Người nuôi cần thường xuyên theo dõi kiểm tra nhá cho tôm ăn. Nếu lượng thức ăn tôm quá nhiều hoặc quá ít thì cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Bởi vì khi tôm bệnh tôm thường giảm ăn do đó lượng thức ăn trong ngày còn thừa nhiều, một trường hợp khác với tôm bị bệnh đốm trắng tôm thường ăn mạnh sau đó bỏ ăn và 2 ngày sau chết hàng loạt. Tuy nhiên, hiện tượng tôm bỏ ăn có thể do nhiều yếu tố khác nhau như: môi trường thay đổi, tôm bị stress…

Trong bất cứ trường hợp nào thì cũng cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh để thức ăn thừa làm ô nhiễm môi trường. Thông qua sàng ăn có thể đánh giá được tình trạng phân, nếu phân tôm dài, không bị đứt đoạn là tôm sinh trưởng, phát triển tốt.

3. Thay đổi ngoại hình tôm bất thường


Tôm bị vểnh mang. Ảnh Internet.

Có thể nhận biết một số bệnh trên tôm thông qua các đặc điểm về ngoại hình. Nếu màu sắc thân tôm, mang và phụ bộ thay đổi bất thường, tôm bị cong thân, đục cơ, mềm vỏ (ngoài giai đoạn lột xác), phồng rộp là một trong những biểu hiện đặc trưng của tôm bị nhiễm bệnh.

Một số dấu hiệu điển hình:

Tôm bệnh taura.

- Đốm đen trên vỏ tôm: Những đốm đen trên vỏ tôm do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân phổ biến là bệnh đốm đen do vi khuẩn (vỏ tôm nhám, phụ bộ bị ăn mòn, râu cụt), đốm đen do virus (TSV) đi kèm với gan tụy vàng hơn bình thường ngoài ra tôm bị đen mang do những tổn thương vật lý.

- Thay đổi màu sắc phụ bộ và sắc tố: Tôm có phần chân đuôi chuyển sang màu đỏ cơ thịt hồng tái thường là dấu hiệu nhiễm WSSV. Còn tôm chỉ có chân đuôi đỏ thì thường do Taura và vi khuẩn. Ngoài ra chân bơi và chân bò của tôm có màu đen, nâu đen hoặc tái thì do môi trường ô nhiễm.

- Tôm bị mềm vỏ: 3 nguyên nhân chính của mềm vỏ tôm: thiếu khoáng, nhiễm virus và giai đoạn mãn tính (khi bị tôm bệnh phân trắng và tôm đạt 2 - 3 g mắc bệnh vi bào tử trùng cũng có hiện tượng vỏ mềm). 

- Màu sắc mang thay đổi: Đen mang ( nguyên nhân chủ yếu do nền đáy dơ bẩn tạo điều kiện vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh động vật phá hủy) Mang vàng (có thể do Virus bệnh đầu vàng (kết hợp vàng gan) hoặc xì phèn), mang đỏ do thiếu oxy). Đục cơ ( đục cơ kết hợp với cong thân ( do môi trường), màu trắng đục và có các điểm hoại tử nhỏ ở phần đuôi là biểu hiện của bệnh do virus, ngoài ra bệnh trắng mảng do vi khuẩn Bacillus cereus cũng làm xuất hiện các mảng trắng đục trên thân tôm. 

- Cơ thể tôm biến dạng: Tôm vểnh mang (chủ yếu do vi khuẩn), tôm cong thân kết hợp đục cơ (do thiếu khoáng và stress), cơ thể dị hình chủy đầu, phụ bộ, sống lưng là triệu chứng tôm nhiễm bệnh IHHNV.

4. Đường ruột tôm


Đánh giá tình trạng sức khỏe tôm qua màu sắc đường ruột. Ảnh: UV Việt Nam.

Thông qua lượng thức ăn trong ruột tôm để đánh giá tình trạng sức khỏe tôm nuôi. Nếu thức ăn trong ruột đầy, chứng tỏ tôm phát triển tốt; nếu đường ruột ngắn, bị đứt đoạn cho thấy tôm trong ao đang có dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc lượng thức ăn không đủ theo nhu cầu của tôm.

5. Thời gian đông máu tôm


Sự hiện diện của vi khuẩn trong máu tôm được đo bằng thời gian đông máu tôm. Để kiểm tra thời gian đông máu, lấy vài giọt máu tôm bằng kim tiêm và trải lên lam kính sau đó tính thời gian đông máu tôm.

Với tôm khỏe, thời gian đông máu khoảng 10 - 30 giây; nếu thời gian đông máu quá 30 giây có thể cơ thể tôm đang nhiễm vi khuẩn.  

Đăng ngày 16/05/2018
Tổng hợp TSVN
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 09:49 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 16:47 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 16:47 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 16:47 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 16:47 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 16:47 19/04/2024