Đây là 5 ngư dân đầu tiên của tỉnh Bình Thuận được vay vốn theo Nghị định này. Trong đó, 4 ngư dân đóng tàu vỏ gỗ khai thác xa bờ và 1 chủ doanh nghiệp đóng tàu vỏ sắt hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá.
Trước mắt, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận giải ngân hơn 25,8 tỷ đồng trên tổng vốn duyệt vay gần 35 tỷ đồng cho 5 chủ tàu, số còn lại sẽ tiếp tục giải ngân theo tiến độ thi công.
Ngoài 5 trường hợp vừa được ký hợp đồng tín dụng, tới đây sẽ có thêm nhiều ngư dân khác ở huyện đảo Phú Quý được giải ngân nguồn vốn đóng mới và nâng cấp tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần theo Nghị định 67 của Chính phủ.
Ông Trần Văn Cường, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Quý cho biết: "Đến thời điểm này ở đảo Phú Quý đã có 5 đợt Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt với tổng số 71 chiếc tàu. Ngân hàng chúng tôi sẽ tiếp tục thẩm định dự toán, trình ngân hàng cấp trên phê duyệt cho những hộ đủ điều kiện để tiếp tục giải ngân vốn theo Nghị định 67".
Đội tàu đánh bắt xa bờ ở huyện đảo Phú Quý
Đến nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt cho 118 chủ tàu (với 134 chiếc) đăng ký đóng mới và nâng cấp tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá theo Nghị định 67 của Chính phủ./.