Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm giống
Phòng ngừa các bệnh cho tôm hùm là điều cần thiết trong mùa này. Ảnh: ST

1. Chọn vị trí đặt lồng  

Vị trí đặt lồng nuôi tôm ở nơi có độ sâu tối thiểu khi triều thấp là 4 m (đối với nuôi lồng găm) hoặc từ 4 - 8 m (đối với nuôi lồng nổi).  

Đáy lồng cách đáy biển ít nhất 1 m vào lúc mực nước thủy triều thấp nhất. 

Không đặt lồng nuôi gần các cửa sông để tránh nước ngọt từ sông đổ ra trong mùa mưa làm giảm độ mặn gây sốc hoặc có thể nước sông bị ô nhiễm.  

Khoảng cách tối thiểu giữa các lồng trong cùng một bè hoặc cùng một cụm lồng là 1 m, khoảng cách giữa các bè hoặc cùng một cụm lồng của 1 cơ sở nuôi không nhỏ hơn 50 m.  

Mật độ lồng nuôi: 30 - 60 lồng/ha (đối với lồng có kích thước dài x rộng x cao = 3 m x 3 m x 1,5 m). 

2. Lựa chọn con giống 

Tôm hùm giống phải đạt chất lượng tốt, khỏe mạnh; thời gian lưu giữ tôm giống từ thời điểm kết thúc khai thác ở biển đến thời điểm thả ương nuôi không quá 48 giờ.  

Giống nhập khẩu phải được kiểm dịch, nuôi cách ly, kiểm tra chất lượng; đối với giống nhập từ tỉnh khác phải có giấy kiểm dịch do cơ quan quản lý dịch bệnh thủy sản của địa phương nơi xuất giống cấp.  

Khi thả giống cần đảm bảo các điều kiện để tôm giống thích nghi với môi trường nước mới, không bị sốc nhiệt độ, độ mặn. 

3. Quản lý thức ăn 

Thức ăn phải tươi sống như cá nhỏ, tôm, cua, ghẹ,.. có nguồn gốc rõ ràng.  

Thức ăn cho tôm hùm cần được rửa sạch, tùy vào giai đoạn tôm nuôi mà có thể để nguyên hoặc cắt nhỏ, phù hợp với kích cỡ miệng tôm. Sau đó để ráo nước rồi nhúng vào dung dịch thuốc tím (KMnO4 ) 3 - 5 ppm (3 - 5 mg/l nước biển), trộn đều và ngâm khoảng 10 - 20 phút để sát trùng rồi cho tôm ăn.  

Bổ sung premix (các loại vitamin trong đó có Vitamin C, axit amin, khoáng chất), men tiêu hóa, trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm. Không sử dụng các loại kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong NTTS theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.  

Tôm hùm bôngĐịnh kỳ vệ sinh lồng nuôi tránh bị rong rêu bám làm bít lỗ lưới

4. Chăm sóc  

Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe tôm, loại bỏ cá thể yếu, vỏ lột xác và thức ăn dư thừa sau 2 - 3 giờ cho ăn để hạn chế nguy cơ lây lan mầm bệnh, làm ô nhiễm.  

Định kỳ vệ sinh lồng nuôi tránh bị rong rêu bám làm bít lỗ lưới. Trong quá trình thao tác đánh bắt, phân cỡ đàn tôm cần nhẹ nhàng, tránh xây xát cho tôm. 

 Không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.  

Thường xuyên theo dõi diễn biến môi trường, màu nước, chú ý kiểm tra sự phân tầng của nước về nhiệt độ, độ mặn, ôxy hòa tan để có những giải pháp xử lý.  

Khi phát hiện môi trường biến đổi bất thường hoặc tôm hùm nuôi xảy ra hiện tượng ngạt, cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp ganh lồng lên gần mặt nước; áp dụng các biện pháp tạo ôxy để tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong nước cho tôm hô hấp; sử dụng các vật liệu che chắn ánh nắng chiếu trực tiếp, ảnh hưởng sức khỏe tôm trong thời gian ganh lồng. Nhanh chóng thu hoạch tôm nuôi đạt kích cỡ thương phẩm nhằm giảm thiểu thiệt hại.  

5. Tiêu diệt mầm bệnh 

Người nuôi cũng cần chú trọng việc tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh bằng các biện pháp như: sát trùng lồng, nền đáy nơi đặt lồng nuôi trước khi đặt lồng, bè, đặc biệt là sau từng đợt sản xuất hay sau mỗi lần thay lồng, bè.  

Ngoài các biện pháp cọ rửa lồng, bè nuôi, phơi nắng lưới và khung lồng, cần phải dùng nước vôi quét bên trong và ngoài lồng, bè nuôi để sát trùng, tiêu diệt mầm bệnh hoặc dùng clorua vôi để khử trùng. Bên cạnh đó, cần khử trùng, kiểm tra nguồn gốc và chất lượng đàn giống thả nuôi. 

 Tùy theo kết quả theo dõi, kiểm tra nguồn gốc, chất lượng đàn giống thu mua mà chọn thuốc sát trùng thích hợp. Trong nuôi tôm hùm thường dùng Formaline nồng độ 100 - 200 ppm tắm cho tôm trong 20 - 30 phút.  

Thu gom vỏ tôm lột, vỏ nhuyễn thể làm thức ăn cho tôm hùm và các bao đựng thức ăn đưa vào đất liền xử lý chất thải theo đúng quy định.  

Treo các túi vôi ở các góc lồng nuôi nhằm khử khuẩn, ổn định môi trường nước, tiêu diệt mầm bệnh./. 

Đăng ngày 11/11/2024
Nuôi trồng

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 18:33 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 18:33 13/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:33 13/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 18:33 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 18:33 13/11/2024
Some text some message..