Tiếp theo phần 1...
33. Một cố vấn khoa học của chính phủ Anh dự đoán rằng sinh vật ngoài trái đất có hình dạng giống sứa khổng lồ, nếu chúng thực sự tồn tại.
34. Sứa giống như một kẻ xâm chiếm. Tám năm sau khi sứa du nhập vào Biển Đen, chúng đã đạt tổng khối lượng lượng lên đến 900 triệu tấn. Theo ước tính, loài này đã gây ra thiệt hại lên đến 350 triệu đô la cho ngành công nghiệp đánh bắt cá và du lịch ở nơi đây.
35. Vào năm 1910, Alfred Gainsborough Mayor, một nhà khoa học Mỹ, phát hiện một con sứa hồng có kích thước lớn gần bờ biển thuộc thành phố Cookstown, bang Queensland, Australia. Mayor gọi loài sứa đó là Crambione Cookii. Hồi ấy giới khoa học chưa biết nhiều về loài động vật bí hiểm này. Dựa theo bản vẽ phác họa của Mayor, họ chỉ biết chiều dài thân của nó lên tới 50cm và nọc của nó rất độc. Từ đó tới nay họ chưa bao giờ thấy sứa hồng khổng lồ thêm một lần nào nữa.
Sứa hồng
36. Mỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng 150 triệu người bị sứa tấn công. Con số này ở Florida là 200,000 người và 500,000 người ở quanh vịnh Chesapeake.
37. Do áp lực của môi trường có thể làm gia tăng đàn sứa. Sứa là một trong số ít những loài có thể sống và thích nghi được ở vùng biển chết hoặc những nơi mà có ít oxy hay bị ô nhiễm. Hiện có hơn 400 vùng biển chết trên toàn thế giới.
Loài sứa có khả năng phát triển ngay cả ở trong môi trường nước ô nhiễm
38. Nhiều nhà khoa học tin rằng do sự thay đổi về môi trường, biến đổi khí hậu, ô nhiễm, đánh bắt cá quá mức đã dẫn đến sự gia tăng về lượng của loài này.
39. Ở một số nơi trên thế giới, sứa còn là một món ăn. Hằng trăm tấn sứa được tiêu thụ mỗi năm với giá 15 đô la/1 pound (khoảng 0,45 kg). Đã có nhiều doanh nghiệp “triệu đô” xuất hiện nhờ kinh doanh loại thực phẩm này. Loài sứa dùng để ăn thường là loài Cannonball.
40. Sứa còn được khai thác để lấy collagen, chúng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó bao gồm cả việc điều trị viêm khớp dạng thấp.
41. Năm 2007, sự bùng nổ về số lượng loài này đã giết chết hơn 100,000 con cá hồi tại một trại nuôi cá hồi ở Bắc Ai-len.
42. Sứa thuộc hệ Cnidaria. Tất cả các loài trong hệ này có hình dạng xương quay với tâm đối xứng như loài thủy tức, hải quỳ và san hô.
43. Năm 2002, một du khách người Mỹ đã chết sau khi bị loài sứa Irukandji cắn tại vùng biển Great Barrier của Úc. Loài sứa này có kích thước nhỏ và ba xúc tu giống như có ba cái chân vậy. Hầu hết các loài sứa có các mũi tiêm chứa nọc độc nằm trên xúc tu của mình, nhưng riêng loài này những mũi tiêm ấy có cả trên thân của chúng.
44. Một con sứa trưởng thành được đặt tên là “medusa” (số nhiều là “medusae”) theo tên một con quái vật trong thần thoại Hy Lạp - Medusa với bộ tóc là những con rắn.
Medusa trong thần thoại Hy Lạp
45. Trong bộ phim Bảy số phận (Seven Pounds) năm 2008, nhân vật Ben Smith do Will Smith thủ vai đã tự tự bẳng cách thả một con sứa độc vào trong bồn tắm của mình.
46. Sứa tiêu hóa thức ăn rất nhanh. Vì nó sẽ khó có thể nổi lên nếu mang một lượng lớn thức ăn xung quanh mình.
47. Nọc độc trong một con sứa hộp có thể giết chết 60 người.
48. Mỗi năm, số người chết do sứa gây ra còn nhiều hơn cả số người chết do bị cá mập tấn công.
49. Hầu hết các loài sứa đều trải qua hai giai đoạn phát triển cơ bản. Ở giai đoạn đầu, chúng được gọi là polyp và phát triển bằng cách tạo ra các chồi. Sau đó polyp phát triền thành một con sứa non còn gọi là ephyra. Sau một vài tuần, ephyra trở thành những con sứa trưởng thành hoặc medusa.
50. Sứa hộp là loài độc nhất vô nhị bởi nó có tới 24 con mắt, 4 bộ não hoạt động song song với nhau, và có đến 60 hậu môn. Trong số 24 con mắt của nó thì có 2 mắt có khả năng nhìn thấy màu sắc. Nó cũng là một trong số ít những loài trên thế giới có thể nhìn 360 độ môi trường xung quanh mình.
51. Sinh vật có nọc độc nguy hiểm nhất trong lòng đại dương đó chính là loài sứa hộp.
52. Sứa cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc đóng cửa tạm thời một nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản sau khi người ta phát hiện chúng bị mắc kẹt trong hệ thống làm mát của nhà máy này. Người Nhật gọi chúng là Echizen Kurage, trong tiếng Anh là Nomura’s jellyfish.
53. Trong một tập của bộ phim Friends, một nhân vật đã dùng nước tiểu để giải nọc độc của sứa. Tuy nhiên, các nhà thần kinh học nói rằng việc này chẳng có ý nghĩa gì cả.
Loài sứa hộp
54. Nhiều nhà giải phẫu thần kinh cho rằng biện pháp đối phó với nọc độc của sứa là dùng dấm, nước tiểu. Thay vì làm việc đó, điều tốt nhất bạn nên làm khi bị sứa tấn công là nên ra khỏi vùng nước có loài sinh vật này, rửa vùng da bị sứa tấn công bằng nước muối. Nước mặn sẽ làm các tế bào chứa nọc độc tạm ngưng hoạt động. Trong khi nước ngọt sẽ làm nó được kích thích hoạt động trở lại. Và cách tốt nhất để loại bỏ những tế bào độc này trên da là dùng một chiếc thẻ tín dụng cạo lên vùng da đang bị tổn thương.
55. Sứa mà sống ở tầng nước có nhiều ánh sáng mặt trời thường có xu hướng trong suốt, không có màu. Trong khi loài sứa sống ở tầng nước sâu hơn thường có màu đỏ, tím, xanh, vàng hay thậm chí là có sọc.
56. Sứa sinh con theo nhiều cách khác nhau, một số đưa trứng ra ngoài bằng miệng để thụ tinh ngoài. Một số lại thụ tinh trong và nuôi những con sứa con trong miệng của mình cho đến khi nó phát triển đủ lớn để có thể tự tồn tại bên ngoài.
57. Một con robot quân sự hình con sứa đã được tạo ra nhằm mục đích tìm kiếm cứu hộ, làm nhiệm vụ khảo sát. Con robot này sử dụng nhiên liệu hydro và oxy để giúp nó bơi. Vì vậy mà “khí thải” mà nó tạo ra chỉ là nhiệt và nước.
58. Phần thân trên cùng của một con sứa trong giống như một cây nấm được gọi là chuông (bell).
59. Sứa lược là một loài sứa cực kỳ nguy hiểm. Vẻ đẹp cũng như ánh sáng mà nó phát ra mang lại cái chết nhanh chóng cho những sinh vật nằm trong tầm ngắm của nó.
Một con sứa lược
60. Các nhà khoa học đã nghiên cứu một chất kháng độc đối với nọc độc của loài sứa hộp. Tại Úc, ở những khu vực có sứa hộp sinh sống, xe cứu thương cùng chất giải độc để cứu sống người dân luôn ở trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.
61. Loài sứa bờm sư tử là một trong số những loài sứa lớn nhất. Nó có xúc tu dài đến 36.6 m. Phần thân hình chuông của nó có thể lớn hơn 2.3 m. Nó sống ở khắp các đại dương trên toàn thế giới. Thức ăn chủ yếu của nó là cá nhỏ, tôm, và các loài sứa nhỏ khác. Nọc độc của loài sứa này chỉ gây đau đớn nhưng không làm chết người.
62. Cả hai loài sứa thường và sứa hộp đều sử dụng xúc tu của mình để săn mồi. Tuy nhiên, sứa hộp là thợ săn tích cực hơn, chủ yếu là do chúng có mắt, không giống như những loài sứa khác. Hơn nữa, sứa hộp cũng có khả năng bơi lội tốt hơn. Một con sứa hộp có thể bơi với vận tốc lên đến 4 dặm/giờ, nhanh hơn tốc độ bơi của một người bình thường.
63. Tốc độ tấn công của các mũi tiêm chứa nọc độc của sứa cũng thuộc vào top nhanh nhất trong tự nhiên. Tốc độ này còn nhanh hơn cả tốc độ của một viên đạn bắn ra từ nòng súng.
64. Trung bình mỗi năm có một người chết vì sứa hộp tại Úc. Và sứa hộp còn là nguyên nhân gây nên nhiều cái chết hơn, vào khoảng hơn 100 người mỗi năm tại những khu vực khác trên thế giới như Philippines, Indonesia và Thái Lan.
65. Nọc độc của sứa hộp giết người bằng cách “giúp” cho trái tim của chúng ta ngừng đập chỉ trong vòng 2 phút.