7 lưu ý để thành công trong hệ thống aquaponics

Aquaponics là mô hình trồng rau nuôi cá đang cho thấy tiềm năng thực sự của nó để sản xuất thực phẩm bền vững ở bất cứ đâu. Đây là một sự kết hợp hoàn hảo giữa nuôi trồng thủy sản và trồng rau thủy canh, aquaponics là một cách 'sạch và xanh' để trồng rau hiệu quả trong các hệ thống tuần hoàn.

7 lưu ý để thành công trong hệ thống aquaponics
Hệ thống aquaponic ngày càng phổ biến bởi sự hiệu quả của nó. Ảnh: Tepbac

Đến nay, hơn 150 loại rau, thảo mộc, hoa và cây nhỏ đã được trồng thành công trong hệ thống aquaponic.

hệ thống aquaponics, nuôi cá

Ảnh: urbanfishfarmer

Đây là hệ thống Aquaponics quy mô nhỏ, các luống rau được nâng lên trên bể cá để tạo hiệu ứng nước chảy cho phép nước chảy ngược vào bể cá. Hệ thống yêu cầu một máy bơm nước từ bể cá bơm lên các luống trồng rau và có chế độ hẹn giờ bơm. Khi bơm bật nước chảy tự do qua hệ thống.  Sau đó rễ cây sẽ có thời gian ngâm trong nước này, nước được rút ra một lần nữa và sử dụng một ống rút nước trong các luống trồng bên dưới để đưa nước trở lại bể cá. Một nguyên tắc nhỏ là để cho hệ thống chạy tối thiểu 20 phút/ giờ trong thời gian nắng nóng trong ngày (trong 8 giờ) sau đó để nó chậm lại khi hoàng hôn và nghỉ ngơi vào ban đêm.

7 lưu ý để thành công trong hệ thống aquaponics

Cho dù bạn đang bắt đầu mô hình aquaponic tại nhà hay phát triển dự án aquaponic quy mô lớn hoặc thì bảy quy tắc sau đây cũng cần phải tuân theo để đảm bảo thành công của hệ thống:

1. Chọn bể cẩn thận

Bể cá là một thành phần quan trọng trong mỗi hệ thống aquaponics. Bất kỳ bể cá nào cũng sẽ hoạt động, nhưng bể tròn có đáy phẳng hoặc thon được khuyến khích vì chúng dễ giữ sạch. Hãy nhớ rằng: Hãy thử sử dụng bể nhựa trơ hoặc sợi thủy tinh, bởi chúng có độ bền và tuổi thọ dài. Tuy nhiên với hệ thống aquaponics tại nhà bạn có thể tận dụng những phuy nhựa dạng trụ để nuôi cá.

2. Đảm bảo sự lưu thông nước và sục khí đầy đủ

 hệ thống aquaponics, nuôi cá

Ảnh: greatbackyardideas

Điều này có nghĩa là bạn phải sử dụng máy bơm nước và máy sục khí để đảm bảo rằng nước có lượng oxy hòa tan cao và cũng như sự luân chuyển dòng nước tốt cho động vật, vi khuẩn và thực vật của bạn khỏe mạnh. Hãy nhớ rằng: Chi phí điện là một phần đáng kể trong ngân sách của hệ thống, vì vậy hãy chọn máy bơm và nguồn điện một cách khôn ngoan bằng cách xác định rõ nhu cầu, kiểm tra độ cao cần bơm, dung tích bể chứa, khoảng cách từ nguồn nước đến nơi sử dụng. Lưu lượng máy bơm, công suất nên lựa chọn lưu lượng gấp 4 lần thể tích bồn cá. Nếu sử dụng 1 máy hẹn giờ 15,45 thì trong 15phút máy bơm có thể trao đổi toàn bộ lượng nước chứa phân cá lên khay trồng. Máy bơm qua một thời gian hoạt động đôi lúc sẽ có rác như lá cây, rễ cây,… nên vệ sinh máy bơm mỗi tháng 1 lần để tăng tuổi thọ máy bơm.

3. Duy trì chất lượng nước tốt

Nước là mạch máu của hệ thống aquaponic. Nó là phương tiện để qua đó tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu được vận chuyển đến thực vật, và đó là nơi cá sống. Năm thông số chất lượng nước quan trọng phải được theo dõi và kiểm soát là: oxy hòa tan (5 mg / lít), pH (6-7), nhiệt độ (18-30oC tùy loài cá), tổng nitơ và độ kiềm của nước. Tính chất của nước có vẻ phức tạp, nhưng việc quản lý tương đối đơn giản với sự trợ giúp của các bộ dụng cụ kiểm tra thông tường.

4. Không để các bể quá tải

Hệ thống aquaponics của bạn sẽ dễ quản lý hơn và sẽ được bảo đảm chống lại sự va chạm và sụp đổ nếu mật độ cây trồng được giữ ở mức thấp. Mật độ canh tác được khuyến nghị là 10 kg / 1000 lít (20 kg/m3), sẽ cho phép một bề mặt đáng kể của việc trồng rau. Hãy nhớ rằng: Mật độ phát triển cao hơn có thể sản xuất nhiều thực phẩm hơn trong cùng một không gian, nhưng đòi hỏi phải quản lý nhiều hơn.

5. Tránh cho ăn quá nhiều, và loại bỏ thức ăn dư thừa

Chất thải và thức ăn không được xử lý rất có hại cho động vật thủy sản vì chúng có thể bị thối trong hệ thống. Thực phẩm thối có thể gây bệnh và có thể tiêu thụ oxy hòa tan. Hãy nhớ rằng: Cho cá ăn mỗi ngày, nhưng loại bỏ thức ăn chưa ăn sau 30 phút và điều chỉnh phần vào ngày hôm sau.

6. Chọn và đặt cây hợp lý

 hệ thống aquaponics, nuôi cá

Trồng cây với thời gian sinh trưởng ngắn giữa các cây đòi hỏi nhiều thời gian hơn để phát triển. Tiếp tục trồng lại các loại rau như rau diếp giữa các cây ăn quả lớn, vì nó cung cấp điều kiện che bóng tự nhiên. 

 10 loài cá và 10 loại rau được sử dụng phổ biến cho hệ thống Aquaponic

Một số loại rau phổ biến nhất, bao gồm cà chua, dưa chuột và ớt. Trong hình là 10 loài cá và 10 loại rau được sử dụng phổ biến cho hệ thống Aquaponic. Ảnh: pinterest.com

7. Duy trì sự cân bằng giữa thực vật và động vật

Sử dụng hệ thống nuôi cấy hàng loạt có thể giúp bạn duy trì thu hoạch liên tục cá và thực vật, để duy trì mức sản xuất phù hợp và duy trì sự cân bằng không đổi giữa cá và thực vật. Bồn rau : Bồn cá đảm bảo tỉ lệ 1:1. đôi khi 2:1 hoặc 3:1 (thể tích sỏi luôn ≥ thể tích bồn cá). Điều này đảm bảo hệ lọc của bạn làm việc hiệu quả.

Chúc các bạn thành công với hệ thống aquaponic!

Đăng ngày 10/12/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 15:34 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 15:34 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 15:34 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 15:34 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 15:34 28/11/2024
Some text some message..