8 loại cá tự nhiên giàu dinh dưỡng, gặp phải mua ngay

Đây là những loại cá thường được đánh bắt từ tự nhiên, ít khi nuôi nhân tạo và có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.

8 loại cá giàu dinh dưỡng
8 loại cá giàu dinh dưỡng mà những người nội trợ có thể tham khảo để mua về làm món ngon cho gia đình. Ảnh: vnexpress.net

Khi thời tiết nhiệt độ thấp, việc tiêu thụ các loại thịt sẽ giúp cơ thể bổ sung năng lượng, thanh nhiệt, giải cảm rất tốt. Tuy nhiên thịt bò, thịt lợn đều là thịt đỏ, chứa lượng mỡ bão hòa tương đối lớn vì thế không nên tiêu thụ thường xuyên. Thay vào đó chúng ta nên ăn nhiều cá vì cá vừa chứa đạm lại ít chất béo, dễ tiêu hóa, hơn nữa, sẽ không gây tăng cân khi ăn nhiều. Vào mùa lạnh, bà nội trợ thông thái khi đi chợ thấy 7 loại cá này sẽ mua ngay vì đúng lúc chúng ngọt thịt, ít xương, giàu dinh dưỡng, giá lại khá rẻ, phù hợp ví tiền trong thời kỳ lạm phát này.

Cá cơm

Cá cơm là một loài cá nhỏ sống ở vùng nước mặn. Tại Việt Nam, khu vực sinh sống của cá cơm trải dài ở hầu hết các vùng biển từ Bắc vào Nam.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết cá cơm có hàm lượng axit béo omega-3, protein, vitamin và khoáng chất dồi dào. Chúng còn chứa các chất béo, cholesterol tốt cho tim mạch.

Cá cơmCá cơm rất phổ biến và rất dễ mua tại Việt Nam. Ảnh: vi.wikipedia.org

Vào tháng 7/2019, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã xếp cá cơm vào danh sách những loại cá tốt nhất.

Một lý do khiến cá cơm được xếp vào nhóm "cá sạch" là do vòng đời của chúng ngắn nên khả năng tích tụ độc tố trong cơ thể thấp hơn hơn so với các loài cá khác. 

Cá mòi

Cá mòi có thân màu trắng bạc, mình nhiều thịt, xương nhỏ nhưng nhiều xương dăm nên không được mọi người ưa chuống. Tuy nhiên, đây là loại cá có hàm lượng canxi cao hơn cả sữa. 85 gram cá mòi có thể cung cấp 325mg canxi. Trong khi đó, 85 gram sữa chỉ chứa 276mg canxi. Ăn 10 gram cá mòi đã đủ cung cấp lượng chất béo mà cơ thể cần trong một ngày.

Loại cá này còn giàu vitamin D và DHA, giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho phụ nữ mang thai.

Cá mòiCá mòi rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người đang mang bầu. Ảnh: baroquetours

Đây là loại cá mà người Nhật rất ưa thích vì chúng sạch, ít bị ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. 

Cá hố

Cá hố có màu trắng bạc, lưng xám đen, thịt mềm, ngọt. Loại cá này ít chất béo, giàu axit béo omega-3 rất tốt cho cơ thể.

Ở các quốc gia như Nhật, Hàn, Trung Quốc... cá hố khá phổ biến và thường được chế biến dưới đạng nướng hoặc ăn sống. Cá hố sống ở vùng biển sâu, thường được đánh bắt ngoài tự nhiên. Ngoài ra, loại cá này thường có giá rẻ hơn so nhiều với cá hồi, cá ngừa nên không mấy ai nghĩ đến việc tự nuôi chúng.

Cá hốThịt cá hố mềm, ngọt và thơm, thích hợp cho những món nướng hoặc lẩu. Ảnh: canghaisan.com

Cá đối

Môi trường sống của cá đối là ở vùng nước mặn miền duyên hải và nước lợ ở các cửa sông lớn. Đây là loại các tương đối quen thuộc đối với người Việt.

Theo y học cổ truyền, cá đối có tác dụng ích khí, cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính. Người lớn tuổi, người ốm yếu, người mới khỏi bệnh có thể ăn loại cá này để bồi bổ sức khỏe.

Cá đốiCá đối là loại cá quen thuộc với đa phần người dân Việt. Ảnh: baoquangnam.vn

Cá đối sinh sôi khá nhiều và vòng đời ngắn nên chúng ít bị nhiễm các độc tố từ môi trường. Bà nội trợ có thể chọn loại cá này để ăn thường xuyên vì giá của chúng khá "mềm". 

Cá thu đao

Đây là một loại cá giàu axit béo, nhất là DHA và các axit béo không no. Loại cá này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất là tốt cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ.

Cá thu đao không được nuôi nhân tạo. Chúng có nhiều ở các vùng biển của Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và được đánh bắt rất nhiều nên các bà nội trợ có thể yên tâm mua cho gia đình thưởng thức. 

Cá thu đaoCá thu đao cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Ảnh: taucaotoc.vn

Cá vược

Loài cá này có thịt ngọt, chắc, không có xương dăm, ít chất béo, giàu omega-3 và protein rất tốt cho sức khỏe. Vào mùa đông, loại cá này thường được đánh bắt nhiều, giá cả hợp lý.  

Cá vượcThường xuyên tiêu thụ cá vược giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, tăng cường sức khỏe. Ảnh: vi.wikipedia.org

Cá chim bạc

Cá chim được chia thành 2 loại là cá chim vàng và cá chim bạc. Trong khi cá chim vàng là loại thường được nuôi nhân tạo thì cá chim bạc lại hay được đánh bắt trong tự nhiên.

Cá chim bạc có hình thoi, ít xương, thịt cá thơm ngon, mềm. Loại cá này có hàm lượng chất béo cao, hầu hết là các axit béo không no, giàu nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, kali, selen... tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. 

Cá chim bạcCá chim bạc thường được nuôi trong môi trường tự nhiên nên thịt cá sẽ rất ngọt và ngon. Ảnh: benhaisan.vn

Cá đù vàng

Loại cá này thường chỉ có vào mùa đông. Cá có vị béo, mềm, giàu đạm, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Lượng selen cao trong loại cá này rất tốt cho việc chống lão hóa.

Cá đù vàngCá đù vàng thường được phơi khô để thưởng thức. Ảnh: haisanlonghai.net

Cá đù vàng có tác dụng bồi bổ tỳ vị, giúp an thần, trị tiêu chảy. 

Báo Phụ nữ Việt Nam
Đăng ngày 27/02/2023
Mộc
Sức khỏe

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 10:12 29/11/2024

Kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản

Để đảm bảo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh là một nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, do một số yếu tố ảnh hưởng nên việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi diễn ra phổ biến. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu các khía cạnh gây hại của chúng nhé!

Sử dụng thực phẩm
• 10:13 25/09/2024

Bảo vệ sức khỏe người dùng: Giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Ngày nay, việc lựa chọn các nguồn thực phẩm an toàn là vấn đề được đặt ra hàng đầu. Các loài thủy sản được nuôi công nghệ để nâng cao sản lượng. Nhưng song song với đó, việc lạm dụng kháng sinh để điều trị bệnh cho vật nuôi lại trở nên phổ biến. Điều này gây ra nhiều nguy hiểm cho người dụng và cả ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.

Thủy hải sản
• 11:37 19/07/2024

Công dụng của râu tôm

Cơ thể tôm với nhiều bộ phận quan trọng cấu tạo nên một con tôm hoàn chính. Ở từng bộ phận mang một nhiệm vụ riêng biệt, nhưng chắc hẳn bạn chưa từng để ý đến hai sợi râu dài của chúng có tác dụng gì đúng không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Tôm thẻ
• 10:35 29/05/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 07:00 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 07:00 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 07:00 17/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 07:00 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 07:00 17/12/2024
Some text some message..